Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Gìn giữ nét đặc sắc hầu đồng

Thứ Hai, 11/03/2013, 12:4 (GMT+7)
* Xin hỏi chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ hầu đồng như một di sản quý giá của dân tộc và đưa nó về đúng giá trị trong nghi thức thờ Mẫu, tránh bị biến tướng thành mê tín dị đoan?
 Nguyễn Hữu Trung, Thọ Xuân, Thanh Hóa
gs.ts nguyễn lân dũng   
 Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam. Về bản chất đây là nghi thức giao tiếp thần kinh thông qua một người, trong trường hợp này chính là ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh (và có thể là hồn ma) có thể nhập vào một người trong điều kiện nào đó, dân gian gọi là có căn, có số và trong một hoàn cảnh nào đó, có thể là một buổi lễ, một khóa đồng...
Ở Việt Nam, lên đồng là lễ trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã gọi là đạo Mẫu). Hầu đồng trong đạo Mẫu (còn gọi là đạo Tứ phủ) các thánh nhập liên tiếp vào một thanh đồng, phán truyền và ban phát tài lộc (dĩ nhiên là đồ thật và có tính tượng trưng). Các thánh trong đạo Tứ phủ khoảng 50 người, hầu hết là các nhân vật theo các huyền thoại, có công với đất nước. Ở một số biến thể lên đồng như lên đồng Đức thánh Trần trước đây còn có những hành động như đi trên than hồng, xiên hình (dùng dùi đâm vào hai má, đâm vào mạng sườn), đai (dùng đây lụa thắt cổ)...
Còn có một hình thức giống như lên đồng là hình thức nhập hồn, gọi hồn hiện đang phổ biến tại các trung tâm tìm mộ hiện nay là để cho hồn ma người chết nhập vào người sống phán truyền những điều người chết cần thông báo như hài cốt, của cải còn giấu... Những biến thể này rất khác với hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, mặc dù cùng chung một nguồn gốc Saman giáo. Chính những biến thể có nhiều hình thức ghê rợn, bạo lực hoặc quá kỳ bí dễ bị lợi dụng này đã làm xấu đi hình ảnh của hầu bóng...
Nét đặc sắc của lên đồng, được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm chính là chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này. Đây là chuyện tâm linh rất nhạy cảm nên tôi không dám kết luận có phải là mê tín hay không, chuyện này là tùy theo quan niệm của mỗi người.

1 nhận xét:

  1. Đạo mẫu là những giá trị văn hóa dân tộc rất thiêng liêng cần phải bảo tồn và giữ gìn. Nước ngoài họ còn trân trọng, nếu ta là người Việt mà không biết giữ gìn, muốn xóa bỏ là có tội với tổ tiên chúng ta.

    Trả lờiXóa