Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Hệ thống Thần Linh Tam Phủ _Tứ Phủ (Phần 1)


Tam Toà - Trần triều - Tam vị Chúa
 
Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và đặc biệt là rất thuần Việt , nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu. Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh (mà người ta thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh) với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng người ta thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định. Sau đây, người viết sẽ giới thiệu sơ qua hệ thống các vị thánh thần trong Đạo Mẫu''.
Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, và trước tiên ta phải kể đến vị thần tối cao nhất là Ngọc Hoàng Đại Đế, tuy nhiên khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu, tiếp theo là Vua Cha Bát Hải Động Đình với hai bà hầu hai bên. Còn khi thỉnh đồng hay hầu đồng, người ta chỉ thỉnh các vị thánh từ phía dưới đây:
            
I. Tam Tòa Thánh Mẫu:

Ba vị Thánh Mẫu là ba vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu, khi hầu đồng người ta phải thỉnh ba vị Thánh Mẫu trước tiên rồi mới đến các vị khác, tuy nhiên có một điều là khi thỉnh mẫu người hầu đồng không bao giờ mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá, đó là quy định không ai được làm trái và hầu như thế người ta gọi là "hầu tráng mạn" hay các cụ đồng cao tuổi gọi là "Trải qua xem rạng", sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới đựoc mở khăn hầu đồng; cũng theo sách cổ thì vì ba giá Mẫu lại hóa thân vào ba giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tam, nên coi như Ba giá Chầu Bà là hóa thân của Ba giá Mẫu. Ba giá Mẫu trong Tứ Phủ gồm:
 
1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên:  

Căn cứ vào ”Quảng Cung linh từ phả ký”, “Quảng Cung linh từ bi ký” và “Cát Thiên tam thế thực lục” hiện đang lưu giữ ở địa phương do Ban quản lý di tích – danh thắng của tỉnh Nam Định sưu tầm, được Hội đồng khoa học lịch sử Nam Định thẩm định thân thế và sự tích bà Phạm Tiên Nga (Thánh Mẫu Liễu Hạnh ) như sau:

Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam; có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người ấp Nhuế Duệ, cũng xã Vỉ Nhuế (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi dã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), thân phụ của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng ( nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga ).
Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện ( lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi ). Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp đân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi ( nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung ).
Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.
Năm 36 tuổi, Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ thân phụ và thân mẫu.
Sau đó hai năm, Bà tới tu sửa chùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán , lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải.
Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế ( nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.
Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, Bà đã hoá thần về trời. Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi.
Ngay sau khi Bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của Thánh Mẫu gọi là Phủ Quảng Cung.
 

Sự tích giáng sinh lần thứ hai, truyền thuyết kể rằng:
     Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là Kim Thái, Vụ Bản , Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km).
    Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 20 tuổi. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản , Nam Định.


Sự tích giáng sinh lần thứ 3, truyền thuyết kể rằng:
    Vì tình nghĩa thuỷ chung với chồng con ở trần thế nên đến thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn.
    Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân, thời Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668). Năm ấy Bà vừa 18 tuổi. Đền thờ Bà là Phủ Sòng Sơn, Thanh Hoá.

Đền thờ Mẫu Liễu có ở khắp mọi nơi nhưng quần thể di tích lớn nhất là Phủ Dày, Vụ Bản, Nam Định (Mở hội ngày 3/3 ÂL) tương truyền là nơi Mẫu hạ trần với các đền phủ như Phủ Chính, Phủ Công Đồng , Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), ngoài ra còn có Đền Sòng ở Thanh Hoá, Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.
gghjf
2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn:
     Bà là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng Vương thư 18). Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.
    La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.
    Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...
    Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.
    Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...
    Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi.
Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ...
    Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ. Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.
   Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.
Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.
    Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.
   Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt.
    Công chúa Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được bà chấp thuận.

   Đông Cuông Công Chúa là vị Thánh Mẫu cai quản Thượng Ngàn rừng núi. Đền thờ chính là Đền Đông Cuông, Tuần Quán thuộc tỉnh Yên Bái.
jhg
3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung (Bà ChúaThoải Phủ): 
     Thuyết thời nhà Đường (Trung quốc) chép: Bà vốn là con Vua Bát Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, theo lời Vương Phụ, bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Một buổi, Kính Xuyên đi vắng, tiểu thiếp Thảo Mai tìm cách giả đồ thư để hãm hại cho bà. Kính Xuyên mù quáng, nghe lời Thảo Mai vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn tình cờ gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Cảm thương trước nỗi oan của bà, Liễu Nghị theo lời ngỏ, mang thư của bà về đến Hồ Động Đình, kể hết sự tình về cho Vua cha. Sau đó Vua cha sai người đi đón và bà được minh oan, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt. Truyền thuyết này không chính xác mà có ý coi thường bà tổ của người Việt ngày nay. Nhiều Website, blog  không biết rõ, cứ đưa truyền thuyết của Trung Quốc nêu trên lên như là truyền thuyết chính thống về bà.
    
    Thuyết theo Đại Việt sử ký Ngoại kỷ toàn thư ghi chính xác là: Kinh Dương Vương (tên húy là Lộc Tục), Nhâm Tuất, năm thứ 1 (chắt của vua Thần Nông). Ngày xưa, cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ (Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, cả vùng hồ Động Đình, phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục là Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Vua lấy con gái Động Đình Quân (Vua Bát Hải Động Đình) tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Như vậy, không phải Mẫu Thoải lấy con Kinh Xuyên vô danh không tước hiệu trong lịch sử nào cả.

(Nếu Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi sao???).

    Khi ở chốn Động Đình bà vốn là con Vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Trung Công Chúa Ngọc HồThần Nữ”, sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa”.
Sau này, bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp nơi cửa sông, cửa biển.
    Trong hệ thống điện thần Tứ Phủ, các thần linh thuộc Ðịa phủ rất mờ nhạt, trừ một số hãn hữu đền phủ có sự hiện diện của Mẫu Ðịa, nhưng thần tích của Ðịa Tiên Thánh Mẫu hay các vị thần linh khác thuộc Ðịa phủ thì hầu như không rõ ràng, các vị Thánh thuộc phủ này cũng không bao giờ giáng Ðồng.
 
II.Chư Vị Trần Triều:
Trong dân gian ta có câu
"Tháng tám giỗ Cha, tháng ba hội Mẹ"
Mẹ ở đây là chỉ Mẫu Liễu Hạnh cùng với một số giá gọi là hàng Trần Triều, một vị cũng được hầu trong Đạo Mẫu. Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhưng tháng 8 giỗ cha cũung có nghĩa là ngày giỗ của Vua cha Bát Hải Động Đình. Cách gọi giỗ hai Cha này chưa có nghiên cứu nào để phân biệt chính xác !!!!
Tuy nhiên theo một số cụ già đồng cựu cho biết thì bên Đạo Mẫu và bên Trần Triều rất kị nhau , vì thế phải là người đồng nào có căn mạng thì khi hầu đồng mới thỉnh và hầu về các giá Trần Triều sau giá Mẫu, còn không thì thông thường người ta thường không thỉnh về hàng Trần Triều. Chư vị Trần Triều gồm:
1. Đức Thánh Ông Trần Triều: Hưng Đạo Đại Vương, (ông là một trong số 17 vị tướng tài ba nhất trên thế giới ) người ta tôn làm Đức Thánh Trần, giúp dân sát quỷ trừ ma, trừ dịch bệnh, thế nên ở đâu có giặc dã dịch bệnh thì đều cầu đảo ông tất đựoc linh ứng, khi hầu đồng về giá này ,người ta mặc áo bào đỏ thêu rồng, tay cầm thanh đao, ngoài ra theo một tục cổ, khi hầu về giá Đức Thánh Ông Trần Triều, người hầu đồng còn cầm dải lụa đỏ rồi mô phỏng động tác thắt cổ .Đền thờ ngài cũng có ở rất nhiều nơi nhưng lớn nhất vẫn là đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương với hội mở ngày 20/8 ÂL ngoài ra còn có đền Bảo Lộc, Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định.
2. Đệ Nhất Vương Cô: cô là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương, khi về đồng hay mặc áo đỏ thêu rồng, đội khăn đóng, vấn khăn đỏ phủ lên, tuy nhiên có ít người hầu giá này mà cũng chỉ tráng bóng, người ta khi hầu về Trần Triều, chỉ hay hầu về Đức Thánh Trần và Đệ Nhị Vương Cô.
3. Đệ Nhị Vương Cô: cô là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương ,khi về đồng hay mặc áo xanh thêu rồng, đội khăn đóng, vấn khăn xanh phủ lên, có kiếm cờ giắt sau lưng, hai tay cũng cầm kiếm và cờ , theo quan niệm cô cũng là người có phép sát quỷ trừ tà, người hầu về giá này thường đốt một bó hương rồi cho vào miệng ngậm tắt lửa gọi là tiến lửa hay ăn lửa để tróc tà.
Trong hát văn, ca ngợi hai vị Vương Cô (các bà cụ hầu bóng về hàng Trần Triều thường tôn xưng Nhị Vị Vương Cô là "Kim Chi Đôi Nước") như sau :
Khi xuống đất lúc lên trời
Gươm vàng hai chiếc rạch đôi thiên hà  

Sau đó, họ thỉnh ba vị tối thượng gọi là Tam Vị Chúa Mường, ba vị Chúa này là những người phụ nữ nhân đức, cả đời làm việc phúc giúp dân chúng và triều đình nên được người đời nhớ ơn và lập đền thờ :
1, Chúa Đệ Nhất Thượng Thiên: Chúa Thượng, bà là người giúp vua trị quốc an dân, hơn nữa theo quan niệm, Chúa Đệ Nhất là người nắm giữ sổ Tam Tòa, trông coi mọi việc nên được tôn làm Chúa Thượng ,ngoài ra thì những người có tài cúng lễ đều là do bà dạy và ban lộc nên đều phải do bà Chúa Thượng dạy đồng, khi về đồng bà mặc áo gấm hoặc lụa đỏ thêu hoa thêu phượng và chỉ cầm quạt khai quang, khám xét bản đền, chứng tâm cho lòng thành của gia chủ đền thờ bà tại Tam đảo_Tây Thiên (?).
2, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Nguyệt Hồ): Chúa Bói, bà là người có tài xem bói, tương truyền mỗi khi đức vua ra trận đều nhờ người đến thỉnh bà bấm đốt tay xem xét, những người xem bói đều phải lập đàn tôn nhang Bà Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ gọi là mở đàn Chúa Bói,khi về đồng bà mặc áo xanh, múa mồi.Đền thờ bà là Đền Nguyệt Hồ, Phố Kép, Bố Hạ, Bắc Giang.
3, Chúa Đệ Tam Lâm Thao: Chúa Chữa, bà còn đựoc gọi là Chúa Ót, bà chúa mồ côi cha mẹ từ bé và bị mù nhưng bà lại có tài bốc thuốc nam cứu dân, khi về đồng bà mặc áo trắng, đội khăn choàng trắng và múa mồi. Đền thờ bà là Đền Lâm Thao, Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ.
Thực tế, thờ trong đạo Mẫu còn rất nhiều vị Chúa như:


*         Chúa Cà Phê (Địa Phủ) & (Nhạc Phủ)
*         Chúa Long Giao (Nhạc Phủ)
*         Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương (Nhạc Phủ)

*         Chúa Long Giao (Nhạc Phủ)

*         Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ)&(Nhạc Phủ)
*         Chúa Mọi (Nhạc Phủ)

Ngoài ra, còn Hội đồng Chúa bói, Hội đồng Chúa chữa, Hội đồng Chúa Mán, hội đồng Chúa Mường, lục cung Chúa chầu các bộ sơn trang...

(Theo daomauvietnam)

Hệ thống Thần Linh Tam Phủ _Tứ Phủ (Phần 2)


 Sự tích ngũ vị Quan Lớn

 


 
Là các vị quan lớn trong Tứ Phủ , cai quan bốn phương và trung tâm ,đều là các vị hoàng tử danh tướng, có công với quốc gia .Gọi là Ngũ Vị Tôn Ông vì theo hàng chính là gồm 5 vị quan lớn , nhưng ở một số nơi (như Hải Phòng) khi hầu đồng người ta thỉnh 6 vị:
1. Quan Đệ Nhất: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ. Nhưng ông không giáng trần.
Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).
Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất trước đây không có đền và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Quan Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2. Quan Đệ Nhị:  
Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai của Ngọc Hoàng Thượng Đế, sắc phong Thái Hoàng (Thái tử nối ngôi). Ngài được Vua Cha Bát Hải Động Đình yêu quý nhận làm con thứ hai của Vua Cha (theo lời Ngài giáng phàm nói vậy). Ông theo lệnh Vua Cha hạ phàm đầu thai vào thời nhà Lê, ngày mười, tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn, công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.
 
Quan Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng (kể cả trong những ngày tiệc vui). Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh ( xanh la hay xanh lá cây) thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm (cách hầu Quan Giám Sát thì có nơi múa đôi kiếm, có nơi múa một kiếm, có nơi lại múa một kiếm một cờ). Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ (Thượng Ngàn: đàn mã đều màu xanh). Ngoài ra vào những dịp đại lễ (như mở phủ khai đàn, tạ phủ...), trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.
Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan).
3. Quan Đệ Tam:  Quan Tam Phủ, Bơ Phủ Vương Quan, sắc phong Thái Tử Đệ Tam, con Vua Bát Hải Động Đình, là người nắm giữ sổ sinh tử trần gian, cai quản Sơn Thoải Đại Giang, các con sông trên khắp nước Nam. Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng(() Thần tích này do Bát phẩm thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ tại Đền Lảnh.) cùng các sắc phong, câu đối, cũng như truyền thuyết địa phương thì lịch sử ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương thứ 18 được thờ ở Đền Lảnh Giang như sau: Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thuỵ Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi.
Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.
Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.
Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:
Sinh là tướng, hóa là thần
Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời
Khi nào giặc dã khắp nơi
Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)

 
(1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Vua cha Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy, về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông).
Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.
Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.
Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui. Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.
Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.
Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch.
4. Quan Đệ Tứ:  Quan Khâm Sai, sắc phong Thái Tử Thiên Cung, là người quản cai Tam Giới Tứ Phủ, ông cai quản chuyện mười phương trên trời dưới đất, kiêm chi cả đạo Phật thiền gia, khi ngự đồng mặc áo vàng thêu rồng, cũng chỉ làm lễ và chứng điệp sớ (Tuy nhiên khá ít người khi hầu đồng về giá này). Là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, ông không phải là vị Thần biên chép sổ sách sinh tử như một số tài liệu lưu truyền. Quan Lớn Đệ Tứ vốn là con trai thứ của Vua Cha Ngọc Hoàng. Được vua cha giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm sai tứ phủ (có người cho rằng, trong các quan thì ông trấn ở trung tâm trời đất), tuy thế nhưng ông thường ngự trên Thiên Đình, chầu chực bên bệ ngọc bàn loan. Cũng như Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tứ không giáng trần. Trong tòa quan lớn, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai ít khi giáng đồng nhất, cũng chỉ khi nào có đại lễ mới thỉnh ông về. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp. Thông thường, khi mở phủ khai đàn, người ta mới hay thỉnh Quan Đệ Tứ về để chứng đàn Địa Phủ (gồm long chu, phượng mã, tượng phục, nghê quỳ (voi và nghê hoặc lân)… tất cả đều màu vàng) Vì không giáng trần nên Quan Đệ Tứ cũng không có đền thờ riêng mà chỉ được thờ ở hầu hết các phủ đền trong Năm Tòa Ông Lớn (ông ngồi bên trái Quan Giám Sát hoặc bên phải Quan Tam Phủ). Còn ngày tiệc ông thì có tài liệu nói là 24/4 (nhưng nguồn tài liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo). Khi thỉnh Quan Đệ Tứ văn hay hát là: “Tiệc bàn loan thỉnh Quan Đệ Tứ Vốn con trời Thái Tử Thiên Cung Sắc rồng choi chói vua phong Quyền Quan Đệ Tứ uy hùng dậy vang”
5. Quan Đệ Ngũ:  Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh gọi nôm là Ông Lớn Tuần Tranh là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn quan (Ngũ vị vương quan, ngũ vị tôn ông) trong Đạo mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, sau hàng Tam vị Thánh mẫu. Vai trò Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là tróc quỷ trừ tinh, tế độ nhân sinh. Ngọc phả Thần tích các đền phủ của Đạo mẫu, đền thờ Ông cũng như qua các bài Văn chầu. Chính thức Ngọc phả Thần tích đền Đồng Bằng thờ Vua cha Bát Hải Động đình gốc tích của ông như sau:  Ông giáng trần là con trai thứ năm của trong một gia đình lái đò trên dòng sông Vĩnh, phủ Ninh Giang (nay thuộc Hải Dương) thời Hùng Triều thứ 18 (Hùng Duệ vương). Tuổi tác đã cao mà vợ chồng ông lái đò mà chưa có người nối dõi. Một lần ông bà bắt được bào thiêng trong có một ổ trứng trắng liền mang về nhà. Trải 9 mùa trăng đi qua, vào một ngày trời đầy mưa giông, sấm giật, 9 quả trứng nứt vỏ, 9 con rắn ra đời, ngày tháng thoi đưa, lũ rắn cũng lớn dần lên. Năm ấy, đất nước có giặc, vua Hùng phải lập đàn khấn cầu các Thần linh giúp sức, lại sai sứ giả đi chiêu tập hiền tài huấn luyện binh nhung. Nghe tiếng loa truyền, 9 rắn hoá thành 9 chàng trai, cùng vào yết kiến nhà vua xin tham gia tiễu trừ quân giặc. 9 anh em nhất hô, bách ứng kéo theo cả thuồng luồng, thuỷ quái ra trận. Chỉ một ngày giặc tan, đất nước trở lại thanh bình. Vua Hùng truyền lệnh phong cho 9 chàng trai là 9 ông Hoàng.  Ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần, bỗng một vầng hào quang chói loà, 9 chàng trai lại trở thành 9 con rắn trở về với dòng sông Tam Kỳ. Từ đó dân làng truy ơn lập 9 ngôi đền thờ các dũng tướng đã giúp vua trừ giặc ở dọc hai bờ sông, từ bến đò Tranh đến tận cửa biển Diêm Điền và đền Đồng Bằng là nơi thờ người cha chèo đò trên bến sông thuở ấy, với duệ hiệu Trấn Tam Kỳ giang linh ứng, Vĩnh Công đại vương, Bát Hải Động đình gọi nôm là Vua cha Bát Hải.  Ông là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong Công hầu.  Ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp là vợ lẽ của một viên quan, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh chồng chung, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Ông vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan kia biết chuyện, vu cho ông đã quyến rũ vợ mình. Ông bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, để chứng tỏ mình vô tội, ông nhảy xuống dòng sông Kì Cùng mong rửa oan. Hồn Ông trở lại quê nhà, hiện thành đôi bạch xà. Rồi một ông bà lão nông bắt được đem về nhà nuôi nấng như thể con mình. Đến khi viên quan phủ biết chuyện ông bà nông lão mua gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và đòi giết chết đôi bạch xà. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển Thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Trong Đạo mẫu, Tam phủ, Tứ phủ thì Quan đệ ngũ Tuần Tranh chính là con trai của Vua cha Bát hải Long vương (Thoải Phủ) hay Bát hải Động đình vương (Hồ Động Đình ở sông Dương Tử nay thuộc Trung Quốc). Trong hàng Ngũ vị Tôn quan, Ông là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân tôn kính phụng thờ. Trong các buổi lễ Mẫu - Tam tứ phủ, Ông đều giáng ngự đồng. Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
    Quan Tuần Tranh được thờ ở rất nhiều nơi, trong tất cả các đền, phủ, điện mẫu - Tam Tứ phủ nhưng đền chính là đền Tranh và đền Kì Cùng. Đền Ninh Giang lập bên bến sông Tranh ở xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn nay thuộc thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng ở xã Vĩnh Trại - Châu Thoát Lãng, nay thuộc TP Lạng Sơn (cầu Kì Lừa là nơi ông bị lưu đày).
Hội đền Tranh là ngày mở tiệc đón, ngày đản sinh (ngày 14/02 Âm lịch) từ ngày 10-20/2, ngày tiệc chính của Ông là ngày hóa (25/5 Âm lịch) từ ngày 20-26/5 (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này.
6. Quan Điều Thất: Là hàng Quan thứ 7, giá Quan này chỉ một số nơi mới thỉnh về ngự đồng (như Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh) ông Điều Thất cũng là con vua Bát Hải Động Đình, giáng thế giúp dân, khi ngự đồng mặc áo đỏ điều thêu rồng.
7. Quan lớn Đệ Bát: có đền Bến thờ quan lớn Đệ Bát được xây dựng ven sông Diêm, gần Đền Đồng Bằng (còn được gọi là đền Đức Vua Bát Hải Động Đình) nằm ven bờ sông Diêm thơ mộng, trước thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

(Theo daomauvietnam)_Hiệu chỉnh Admin