Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Hệ thống Thần Linh Tam Phủ _Tứ Phủ (Phần 4)


VI.Tứ Phủ Ông Hoàng _Hội Đồng Quan Hoàng

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân".Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng. Cũng như hàng Quan Lớn ,các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng. Hàng Ô ng Hoàng gồm:

1, Ông Hoàng Cả: Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/ Lê Lợi. Vốn là con Đức Vua Cha, giáng trần mang vẻ lịch sự tốt tươi, độ cho dân chúng ấm no, khi thì ông rong chơi thượng giới cưỡi con Xích Long. Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ thêu rồng kết thành hình chữ thọ ,đầu đội khăn xếp,có phủ vỉ lép màu đỏ nhưng ít giá đồng hầu ông, trừ khi họ hầu đủ 36 giá.

2, Ông Hoàng Đôi: còn gọi là Quan Triệu Tường ,ông là danh tướng họ Nguyễn, con Vua cha Bát Hải Động Đình, thời phù Lê dẹp Mạc, có công lớn với nhà Lê, tương truyền ông đem quân lên ngàn làm cho đùng đùng súng nổ dậy vang đất trời .Khi ngự đồng mặc áo xanh thêu rồng kết thành hình chữ thọ đầu đội khăn xếp, có phủ vỉ lép xanh ,tay cầm lá cờ lệnh to may bằng vải ngũ sắc .Đền thờ ông là Đền Quan Triệu ở Thanh Hóa

3,Ông Hoàng Bơ: Vốn là con vua Bát Hải Động Đình ,hay biến hiện lên mặt nước lạ lùng với chân dung đẹp khác thường ,thường phù trợ cho người làm ăn buôn bán và những ngư dân đánh cá ,khi thanh nhàn ông thương ngồi trên thuyền rồng dạo chơi uống rượu đánh cờ ngâm thơ nghe đàn thả hồn cùng gió trăng .Khi ngự đồng ông mặc áo trắng thêu rồng kết thành hình chữ thọ ,đai vàng ,đầu đội khăn xếp có phủ vỉ lép trắng .tay cầm đôi hèo hoa ,cũng có khi một tay cầm quạt ,một tay cầm mái chèo thong thả chèo thuyền dạo chơi .Đền thờ ông thường được lập ở các cửa sông

Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc: ông vốn là thương gia bên Trung Quốc, từ nước Đại Yên sang Nam Việt bán buôn và cứu giúp người nghèo khổ lên đựoc suy tôn làm Ông Bơ nhưng là Ông Bơ Bắc Quốc để phân biệt với Ông Hoàng Bơ Thoải của Việt Nam. Khi ngự đồng ông mặc áo tàu, đội mũ ô sa. Đền thờ ông là Đền Quan trên Bắc Giang.

4, Ông Hoàng T: ông Hoàng Địa phủ, danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai, chưa rõ nguồn gốc, lai lịch???

5, Ông Hoàng Năm: là vị Thánh thông hiểu đạo Phật, đoạn hát văn vÔng có câu:
Chuông cảnh tỉnh vang rền khuya sớm
Mõ nhắc nhắc người điểm tiếng ngày đêm
Nhắc người tu tỉnh không quên
Khuyến người tích thiện làm nên liên đài
Cực lạc quốc lâu dài thọ hưởng
Cõi Sa Bà dứt đoạn khổ đau
Vô thường sinh tử đuổi nhau
Luân hồi sáu nẻo u sầu thở than
Thấy dân chúng lầm than cơ cực
Chín tầng trời thánh đức cảm thương
Hoàng Năm cứu trợ muôn phương
Thành tâm bát nước nén hương đảo cầu
Độ tứ hải ngũ châu an lạc
Phù Nam Bang kiến phát non sông 


6, Ông Hoàng Lục: sinh ngày 10/8/1038 tại xã  Lũng Đính, châu Thượng Lang (nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh) trong một gia đình mấy đời làm tù trưởng.
Năm 18 tuổi ông đã tinh thông binh pháp, am hiểu sử sách. Năm 1075, biết trước âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông với chiến thuật "Tiên pháp chế nhân" đã cử Thái uý Lý Thường Kiệt xuất quân tiến đánh, đốt phá kho tàng của quân Tống ở vùng châu  Khâm, châu Liêm nhằm làm giảm ý chí xâm lược của nhà Tống. Nhận được mật lệnh của Thái uý Lý Thường Kiệt, Hoàng Lục cùng Tôn Đản, Nùng Chí Xuân trở thành bộ tướng dũng mãnh của Lý Thường Kiệt tung hoành ngang dọc trên đất Tống. Phá tan âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, Lý Thường  Kiệt ra lệnh rút quân về nước xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt  và tin cậy giao cho Hoàng Lục trấn giữ vùng Đông Bắc từ Quảng Uyên đến Phục Hoà. Ông mất ngày 22/4/1088 tại Phục Hoà, quân sĩ và nhân dân đã tổ chức đưa hài cốt ông về chôn cất tại quê hương Lũng Đính. Với những công lao to lớn  trong việc gìn giữ biên cương, Hoàng Lục được phong An Biên tướng quân. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân vùng Lũng Đính đã  xây dựng đền thờ ông trên núi Đoỏng Lình. Đền thờ Hoàng Lục đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá tỉnh Cao Bằng.

Hằng năm đến ngày 28/2 âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lề hội để ôn lại công lao của Hoàng Lục và truyền thống chống giặc giữ nước của cha ông. Sau phần lễ, bà con nô nức tham gia hội tung còn, kéo co, múa võ, biểu diễn văn nghệ... 

7, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà: Ông vốn là con Vua cha Ngọc Hoàng, giáng vào nhà họ Nguyễn người Tày Nùng làm người con thứ 7 . Ông là người có công giúp vua Lê dẹp giặc trên vùng biên giới và giúp dân chúng khai hoang lập ấp ,nên sau khi ông hy sinh trôi dạt vào nơi bên phà Trái Hút người ta lập đền thờ ông.Theo tương truyền, ko chỉ là vị tướng giỏi tunh hoành trên đất Lào Cai mà Ông Bảy còn là người nổi tiếng phong lưu, ông hút thuốc phiện (vậy nên mới gọi đất ông ngự là Trái Hút Bảo Hà ), đánh tổ tôm tam cúc, uống trà mạn Long Tỉnh ,ăn chơi đủ mùi, khi đi rong chơi có 12 cô tiên nàng theo hầu dâng ông đủ các thứ như bánh kẹo thuốc lá trà tàu, ngựa xám, hèo hoa, lại có cô múa hát theo sau. Vậy nên những người đựoc ăn lộc ông như là đựoc lộc tự nhiên, có lộc đánh bài thì đều dâng tạ ông một bộ bàn đèn làm bằng giấy. Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng kết thành hình chữ thọ đầu đội khăn xếp phủ vỉ lép xanh lam, tay cầm đôi hèo hoa phi ngựa đi chấm đồng, nếu người nào được ông ném cây hèo vào người thì coi như người đó đã được chấm đồng và phải ra hầu Tứ Phủ, khi ông ngồi ngự có điệu hát dâng trà, rồi cả điệu hát miểu tả khi thanh nhàn ông ngồi đánh tổ tôm ,tam cúc .Đền thờ ông là Đền Bảo Hà ,bên bến phà Trái Hút ,thị xã Lào Cai, Yên bái, quanh năm tấp nập du khách đến lễ bái không chỉ cầu được lộc cờ bạc mà còn cầu lộc làm ăn buôn bán.

8, Ông Hoàng Bát (bắc) quốc: Vốn người nhà Tống sinh ra tướng tài; Võ thao lược hùng oai Quan Hoàng có; Văn kinh luân Quan tế độ Việt Nhân; Sinh thời làm tướng trung thần; Tâm lòng ái quốc thương dân Quan còn; Việt cạn non mòn, lòng Quan thiết thạch; vốn ông trốn tránh nhà Mãn Thanh sang ở Việt Nam đã theo lệnh triều đình Vua Việt đem quân dẹp giặc Nhà Thanh,Thổ Mường Mán Thái đều theo đầu quân. Ông cai quản lục châu, trấn Bảo Hà, Lào Cai và Yên Bái. Đền Ông Hoàng Bát cũng ở Bảo Hà, Lào Cai gần đền ông Hoàng Bảy.

9, Ông Hoàng Chín Cờn môn (Thiên Phủ): là con đức Vua cha (nào?), là ông Hoàng có tính yểu điệu nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô đen kiểu địa chủ Việt Nam thời phong kiến. Ông về đồng giáng bút ngâm thơ, uống rượu bằng bát. Cũng như ông Hoàng Tám Bát quốc chỉ những đồng cựu và sát căn mới bắc ghế hầu ông.

Ông Hoàng Chín Thượng Ngàn (Nhạc Phủ): Người miền Nam hay hầu Ông. Ông là người dân tộc trên miền núi đi hái thuốc chữa bệnh cho muôn dân. Bao nhiêu Ông Hoàng về đồng chỉ có Ông Chín Thượng lúc dâng nhang là dùng bản chầu văn của các chúa các chầu dùng để lễ.
"Ông Chín về đồng làm lễ dâng nhang
Khấu đầu lạy Mẫu mười phương độ trì
Tay dâng nhang miệng khấn từ bi
Lệnh Ông sai đối chiều lục cung
Tính Ông hay mang trúc mang giang
Mang che mang nứa cơm lam trà vàng"
 

10, Ông Hoàng Mười Nghệ An: còn gọi là Ông Mười Củi, vốn là thần tiên trong chốn Đào Nguyên, giáng trần trở thành vị tướng tài dưới thời nhà Lê, không chỉ giỏi cầm quân ông còn là người có tài năng về văn chương thơ phú từ trong Nam Đàn, Nghệ Tĩnh đều nghe nức danh Quan Hoàng Mười, ông thường đi dạo trên lưng ngựa với bầu rượu túi thơ. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng kết thành hình chữ thọ ,đầu đội khăn xếp có vỉ lép vàng trên đầu ông, các đệ tử thường lấy tờ tiền 10.000 cài vào que hương tượng trưng cho việc dâng ông lá cờ ,có khi ông ngự đồng cầm lá cờ lệnh ngũ sắc chỉ huy quan quân , cũng có khi ông cầm đôi hèo đi chấm đồng, hoặc ông cầm chiếc quật tàu làm sách, nén hương làm bút đi bách bộ đề thơ, khi ông ngồi ngự động thì có điệu hát mời đọi chè xanh ,mời miếng cau đậu trầu vàng là các đặc sản xứ Nghệ quê ông ,lại còn có điệu hò xứ Nghệ nghe rất êm ái mượt mà, đúng với "đất lề quê thói "Nghệ An, những người nào muốn xuất ngoại , làm ăn buôn bán hoặc học hành thành công đều đến cửa ông để xin lộc .Đền ông là Đền Chợ Củi, qua cầu Bến Thủy, bên dòng sông Lam, Nghệ An.
 
(Theo daomauvietnam)_Hiệu chỉnh Admin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét