Sự
tích ngũ vị Quan Lớn
Là các vị quan lớn trong Tứ Phủ , cai quan bốn phương và trung tâm ,đều
là các vị hoàng tử danh tướng, có công với quốc gia .Gọi là Ngũ Vị Tôn
Ông vì theo hàng chính là gồm 5 vị quan lớn , nhưng ở một số nơi (như
Hải Phòng) khi hầu đồng người ta thỉnh 6 vị:
1. Quan Đệ Nhất:
Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay
còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha
Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương
truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong
ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ.
Nhưng ông không giáng trần.
Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).
Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất trước đây không có đền và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Quan Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).
Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất trước đây không có đền và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Quan Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2. Quan Đệ Nhị:
Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay
còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh
Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai của Ngọc Hoàng Thượng Đế, sắc phong Thái Hoàng (Thái tử nối ngôi). Ngài được Vua Cha Bát Hải
Động Đình yêu quý nhận làm con thứ hai của Vua Cha (theo lời Ngài giáng phàm nói vậy). Ông theo lệnh Vua Cha hạ phàm đầu thai vào thời
nhà Lê, ngày mười,
tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng
mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh
chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn, công tử đều
thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được
giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban
phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có
mưa thuận gió hòa.
Quan Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng (kể cả
trong những ngày tiệc vui). Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh ( xanh la
hay xanh lá cây) thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang,
chứng sớ và múa kiếm (cách hầu Quan Giám Sát thì có nơi múa đôi
kiếm, có nơi múa một kiếm, có nơi lại múa một kiếm một cờ). Cũng như
Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về
chứng đàn Nhạc Phủ (Thượng Ngàn: đàn mã đều màu xanh). Ngoài ra vào
những dịp đại lễ (như mở phủ khai đàn, tạ phủ...), trước ngày làm
lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã
đền phủ.
Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan).
Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan).
3. Quan Đệ Tam:
Quan Tam Phủ, Bơ Phủ Vương Quan, sắc phong Thái Tử Đệ Tam, con Vua Bát
Hải Động Đình, là người nắm giữ sổ sinh tử trần gian, cai quản Sơn Thoải
Đại Giang, các con sông trên khắp nước Nam.
Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự
tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng(() Thần tích này do Bát phẩm
thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên
hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ tại Đền Lảnh.)
cùng các sắc phong, câu đối, cũng như truyền thuyết địa phương thì lịch
sử ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương
thứ 18 được thờ ở Đền Lảnh Giang như sau:
Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thuỵ Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có
vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao
mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi.
Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.
Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.
Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:
Sinh là tướng, hóa là thần
Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời
Khi nào giặc dã khắp nơi
Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)
(1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Vua cha Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy, về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông).
Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.
Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.
Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui. Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.
Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.
Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch.
Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.
Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.
Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:
Sinh là tướng, hóa là thần
Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời
Khi nào giặc dã khắp nơi
Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)
(1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Vua cha Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy, về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông).
Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.
Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.
Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui. Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.
Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.
Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch.
4. Quan Đệ Tứ:
Quan Khâm Sai, sắc phong Thái Tử Thiên Cung, là người quản cai Tam Giới
Tứ Phủ, ông cai quản chuyện mười phương trên trời dưới đất, kiêm chi cả
đạo Phật thiền gia, khi ngự đồng mặc áo vàng thêu rồng, cũng chỉ làm lễ
và chứng điệp sớ (Tuy nhiên khá ít người khi hầu đồng về giá này). Là
quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa
linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, ông không phải là vị Thần
biên chép sổ sách sinh tử như một số tài liệu lưu truyền.
Quan Lớn Đệ Tứ vốn là con trai thứ của Vua Cha Ngọc Hoàng. Được vua cha
giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm sai tứ phủ (có người cho
rằng, trong các quan thì ông trấn ở trung tâm trời đất), tuy thế nhưng
ông thường ngự trên Thiên Đình, chầu chực bên bệ ngọc bàn loan. Cũng như
Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tứ không giáng trần.
Trong tòa quan lớn, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai ít khi giáng đồng nhất, cũng
chỉ khi nào có đại lễ mới thỉnh ông về. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng
thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp. Thông
thường, khi mở phủ khai đàn, người ta mới hay thỉnh Quan Đệ Tứ về để
chứng đàn Địa Phủ (gồm long chu, phượng mã, tượng phục, nghê quỳ (voi và
nghê hoặc lân)… tất cả đều màu vàng) Vì không giáng trần nên Quan Đệ Tứ
cũng không có đền thờ riêng mà chỉ được thờ ở hầu hết các phủ đền trong
Năm Tòa Ông Lớn (ông ngồi bên trái Quan Giám Sát hoặc bên phải Quan Tam
Phủ). Còn ngày tiệc ông thì có tài liệu nói là 24/4 (nhưng nguồn tài
liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo). Khi thỉnh Quan Đệ Tứ
văn hay hát là:
“Tiệc bàn loan thỉnh Quan Đệ Tứ
Vốn con trời Thái Tử Thiên Cung
Sắc rồng choi chói vua phong
Quyền Quan Đệ Tứ uy hùng dậy vang”
5. Quan Đệ Ngũ:
Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh gọi nôm là Ông Lớn Tuần Tranh là vị tôn quan thứ
5 trong Ngũ vị Tôn quan (Ngũ vị vương quan, ngũ vị tôn ông) trong Đạo
mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, sau hàng Tam vị Thánh mẫu. Vai trò Quan Đệ Ngũ
Tuần Tranh là tróc quỷ trừ tinh, tế độ nhân sinh.
Ngọc phả Thần tích các đền phủ của Đạo mẫu, đền thờ Ông cũng như qua các
bài Văn chầu. Chính thức Ngọc phả Thần tích đền Đồng Bằng thờ Vua cha
Bát Hải Động đình gốc tích của ông như sau:
Ông giáng trần là con trai thứ năm của trong một gia đình lái đò trên
dòng sông Vĩnh, phủ Ninh Giang (nay thuộc Hải Dương) thời Hùng Triều thứ
18 (Hùng Duệ vương). Tuổi tác đã cao mà vợ chồng ông lái đò mà chưa có
người nối dõi. Một lần ông bà bắt được bào thiêng trong có một ổ trứng
trắng liền mang về nhà. Trải 9 mùa trăng đi qua, vào một ngày trời đầy
mưa giông, sấm giật, 9 quả trứng nứt vỏ, 9 con rắn ra đời, ngày tháng
thoi đưa, lũ rắn cũng lớn dần lên.
Năm ấy, đất nước có giặc, vua Hùng phải lập đàn khấn cầu các Thần linh
giúp sức, lại sai sứ giả đi chiêu tập hiền tài huấn luyện binh nhung.
Nghe tiếng loa truyền, 9 rắn hoá thành 9 chàng trai, cùng vào yết kiến
nhà vua xin tham gia tiễu trừ quân giặc. 9 anh em nhất hô, bách ứng kéo
theo cả thuồng luồng, thuỷ quái ra trận. Chỉ một ngày giặc tan, đất nước
trở lại thanh bình. Vua Hùng truyền lệnh phong cho 9 chàng trai là 9 ông
Hoàng.
Ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần, bỗng một vầng hào quang chói loà, 9 chàng
trai lại trở thành 9 con rắn trở về với dòng sông Tam Kỳ. Từ đó dân làng
truy ơn lập 9 ngôi đền thờ các dũng tướng đã giúp vua trừ giặc ở dọc hai
bờ sông, từ bến đò Tranh đến tận cửa biển Diêm Điền và đền Đồng Bằng là
nơi thờ người cha chèo đò trên bến sông thuở ấy, với duệ hiệu Trấn Tam
Kỳ giang linh ứng, Vĩnh Công đại vương, Bát Hải Động đình gọi nôm là Vua
cha Bát Hải. Ông là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao
quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao
to lớn nên được sắc phong Công hầu.
Ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp là vợ lẽ của một viên
quan, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh chồng chung, nàng cũng đáp lại
tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Ông
vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến
khi viên quan kia biết chuyện, vu cho ông đã quyến rũ vợ mình. Ông bỗng
nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, để
chứng tỏ mình vô tội, ông nhảy xuống dòng sông Kì Cùng mong rửa oan. Hồn
Ông trở lại quê nhà, hiện thành đôi bạch xà. Rồi một ông bà lão nông bắt
được đem về nhà nuôi nấng như thể con mình. Đến khi viên quan phủ biết
chuyện ông bà nông lão mua gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải
lên cửa công chịu tội và đòi giết chết đôi bạch xà. Hai ông bà thương
xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà
xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển Thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Trong Đạo mẫu, Tam phủ, Tứ phủ thì Quan đệ ngũ Tuần Tranh chính là con trai của Vua cha Bát hải Long vương (Thoải Phủ) hay Bát hải Động đình vương (Hồ Động Đình ở sông Dương Tử nay thuộc Trung Quốc). Trong hàng Ngũ vị Tôn quan, Ông là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân tôn kính phụng thờ. Trong các buổi lễ Mẫu - Tam tứ phủ, Ông đều giáng ngự đồng. Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
Quan Tuần Tranh được thờ ở rất nhiều nơi, trong tất cả các đền, phủ, điện mẫu - Tam Tứ phủ nhưng đền chính là đền Tranh và đền Kì Cùng. Đền Ninh Giang lập bên bến sông Tranh ở xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn nay thuộc thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng ở xã Vĩnh Trại - Châu Thoát Lãng, nay thuộc TP Lạng Sơn (cầu Kì Lừa là nơi ông bị lưu đày).
Hội đền Tranh là ngày mở tiệc đón, ngày đản sinh (ngày 14/02 Âm lịch) từ ngày 10-20/2, ngày tiệc chính của Ông là ngày hóa (25/5 Âm lịch) từ ngày 20-26/5 (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển Thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Trong Đạo mẫu, Tam phủ, Tứ phủ thì Quan đệ ngũ Tuần Tranh chính là con trai của Vua cha Bát hải Long vương (Thoải Phủ) hay Bát hải Động đình vương (Hồ Động Đình ở sông Dương Tử nay thuộc Trung Quốc). Trong hàng Ngũ vị Tôn quan, Ông là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân tôn kính phụng thờ. Trong các buổi lễ Mẫu - Tam tứ phủ, Ông đều giáng ngự đồng. Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
Quan Tuần Tranh được thờ ở rất nhiều nơi, trong tất cả các đền, phủ, điện mẫu - Tam Tứ phủ nhưng đền chính là đền Tranh và đền Kì Cùng. Đền Ninh Giang lập bên bến sông Tranh ở xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn nay thuộc thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng ở xã Vĩnh Trại - Châu Thoát Lãng, nay thuộc TP Lạng Sơn (cầu Kì Lừa là nơi ông bị lưu đày).
Hội đền Tranh là ngày mở tiệc đón, ngày đản sinh (ngày 14/02 Âm lịch) từ ngày 10-20/2, ngày tiệc chính của Ông là ngày hóa (25/5 Âm lịch) từ ngày 20-26/5 (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này.
6. Quan Điều Thất: Là hàng Quan thứ 7, giá Quan này chỉ một số
nơi mới thỉnh về ngự đồng (như Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh) ông Điều
Thất cũng là con vua Bát Hải Động Đình, giáng thế giúp dân, khi ngự đồng
mặc áo đỏ điều thêu rồng.
7. Quan lớn Đệ Bát: có đền Bến thờ quan lớn Đệ Bát được xây dựng
ven sông Diêm, gần Đền Đồng Bằng (còn được gọi là đền Đức Vua Bát Hải
Động Đình) nằm ven bờ sông Diêm thơ mộng, trước thuộc trang Đào Động,
tổng Vọng Lỗ nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét