Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Quốc Mẫu Tây Thiên_Cửu Thiên Huyền Nữ

Tục thờ Tây Thiên Quốc mẫu rất phổ biến ở vùng núi Tam Đảo. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc có tới trên 50 nơi khác nhau thờ Mẫu Tây Thiên. Sự tích về Quốc Mẫu tóm tắt như sau:
Thời Hùng Vương ở đạo Sơn Tây, Đoan Hùng phủ, Tam Dương Động, Đông Lộ trang có gia đình sinh một người con gái đặt tên là Lăng Thị Tiêu. Lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, giỏi giang hiền thục. Đời Hùng Vương thứ bảy là Lang Liêu lên nối ngôi. Có lần vua Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu) đi cầu tiên phật ở núi Tam Đảo đã gặp người con gái này và đưa về triều làm Chính phi. Nàng đã hết lòng yêu quí Hùng Chiêu Vương và đem tài năng của mình ra thi thố, giúp chồng trị quốc.
 
Khi nước Văn Lang bị giặc nhà Thục đe dọa, đem quân vây hãm kinh thành. Lăng Thị Tiêu đã chiêu mộ binh sỹ kéo về Phong Châu đánh tan quân địch, giải cứu triều đình. Khi nàng mất, được các triều vua phong là Tây Thiên quốc mẫu.
Mối tình giữa Lang Liêu và vị nữ thần núi Tam Đảo đã được lưu truyền như một huyền thoại đẹp thời Hùng Vương.
Hiện tại ở vùng Tam Đảo còn có cả một hệ thống các điện thờ liên quan tới Quốc Mẫu Tây Thiên. Nơi Mẫu sinh và Mẫu hóa nằm ở xã Đại Đình. Ở Đại Đình còn có Đền Thỏng là Hữu thần cung của Mẫu. Gần đó là xã Tam Quan nơi có Tả thần cung và Trung thần cung ở thôn Quan Ngoại. Qua Tam quan thì đến Đại đình … Hệ thống địa danh chỉ “cổ tích” rất rõ.
Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
Câu đối ở đền Thỏng ở di tích Tây Thiên:

Thạch lộ phó Tây Thiên, linh địa tồn danh tiên giáng
Cao sơn đăng Phù Nghị, cổ đài ký lập mẫu nghi.

Dịch:
Đường đá tới Tây Thiên, đất thiêng còn danh tiên hạ thế
Núi cao lên Phù Nghị, đài xưa ghi lập mẫu oai nghiêm.
Chỗ khó giải thích của truyền thuyết Tây Thiên Quốc Mẫu là Mẫu Lăng Thị Tiêu đã giúp vua Hùng đánh Thục. Thông thường, đây phải là vào đời vua Hùng cuối cùng (thứ 18) thì mới có giặc Thục (Thục Phán). Nhưng trong truyền thuyết ở Tam Đảo thì Lăng Thị Tiêu lại lấy Lang Liêu là đời vua Hùng thứ bảy. Vậy giặc Thục đây là Thục nào?
Để nhận diện đúng chuyện Tây Thiên Quốc Mẫu cần so sánh với các truyền thuyết khác trong tín ngưỡng dân gidan, trong thần thoại và huyền sử Trung Hoa.
So sánh với hệ thống Tứ phủ thì thấy Tây Thiên quốc mẫu chính là Mẫu cửu trùng hay Mẫu thượng thiên, thần chủ của Thiên phủ. Cửu là số 9, chỉ hướng Tây nên Mẫu cửu trùng tương đương với Mẫu Tây thiên.
Tư liệu của GS Ngô Đức Thịnh cũng cho biết Mẫu Tây Thiên khi giáng đồng thường với tư cách của Mẫu đệ nhất thượng thiên. Mẫu thượng thiên là Mẫu cửu trùng chứ không phải Mẫu Liễu Hạnh. Các cung thờ ở Tây Thiên đều đặt Mẫu Tây Thiên ở vị trí cao nhất trong điện (vị trí của Mẫu thượng thiên), hai bên là Mẫu Thoải và Mẫu Thượng ngàn. Vậy là đã rõ nguồn gốc của Mẫu thượng thiên, chính là vị nữ thần núi Tam Đảo (Tam Đảo sơn trụ quốc mẫu).
So sánh với huyền sử Việt thì nàng Lăng Thị Tiêu là Lang Tiên, hay Vua Tiên, tương ứng với con gái bà Vụ Tiên trong Truyền thuyết họ Hồng Bàng:
“Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh, lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về sinh ra Lộc Tục.”
Núi Ngũ Lĩnh ở đây là núi nào?
Ở Tây Thiên dân gian có câu:
Núi thờ cha Tản Viên
Núi thờ mẹ Tây Thiên
Đều hướng về Ngũ Lĩnh
Thờ núi Tổ linh thiêng.
Ngũ Lĩnh chính là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ vua Hùng ngày nay ở Phú Thọ.
Tản Viên là thần chủ Nhạc phủ ở núi Tản. Lăng Thị Tiêu là mẫu chủ của Thiên phủ ở Tam Đảo. Ngũ Lĩnh nghĩa là núi nơi có vua (Ngũ là số 5, chỉ vua, không phải 5 ngọn núi) Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Thiên Nam ngữ lục chép đoạn này về Đế Minh như sau:
Đương thời giữa thủa Đế Minh
Chí khôi đại nghiệp ra danh cõi ngoài
Nhân nhàn xa giá đi chơi
Nam tuần xảy gặp một người thiếu niên
Xưng danh là ả Khương Tiên
Có tinh Cửu vĩ là em ngoan ngùy.
Như vậy con gái bà Vụ Tiên ở đây gọi là Khương Tiên. Tiên là số 1, chỉ hướng Nam (xưa). Khương là tính chất của phương Tây nên Khương Tiên đồng nghĩa với Tây Tiên = Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
Vì Đế Minh là Ngọc Hoàng thượng đế, cai quản thiên phủ nên Lăng Thị Tiêu – Khương Tiên là Mẫu thượng thiên trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Lý do mà Lăng Thị Tiêu được tôn làm Quốc mẫu là vì đã giúp vua Hùng đánh Thục. Trận chiến Hùng – Thục này là một trận chiến khác hoàn toàn với 2 cuộc chiến Hùng Thục thời Bát Hải Động Đình (Lạc Long – Âu Cơ) và Thục Phán An Dương Vương. Khi đã xác định Quốc mẫu Tây thiên là Mẫu Cửu trùng thì cuộc chiến Hùng Thục này phải xảy ra vào thời Hoàng Đế (Ngọc Hoàng thượng đế).
Huyền sử Trung Hoa chép:
Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại giữa Hiên Viên với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc. Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.
Trong lúc nguy cấp như thế, đấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.
Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế.
Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Hoàng Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc. Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.
Quốc Mẫu Tây Thiên chính là Cửu Thiên Huyền Nữ (Mẫu cửu trùng). “Giặc Thục” ở đây là bộ tộc phía Tây do Xuy Vưu lãnh đạo. Bộ tộc Hữu Hùng Thị của Hiên Viên như vậy đã được bộ tộc ở phía Nam (xưa) là Lang Tiên Thị (Lăng Thị Tiêu) giúp khi đánh bộ tộc phía Tây (Cửu Lê) của Xuy Vưu. Cửu Thiên Huyền Nữ còn là người đem lại nhiều sáng chế đến cho vua Hùng như Kim chỉ Nam, dịch học, chữ viết,… Với công lao to lớn thời lập quốc họ Hùng như vậy hiển nhiên Lăng Thị Tiêu được tôn làm Quốc mẫu và chiếm ngôi thượng thiên trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Các khu vực là nơi Mẫu sinh và Mẫu hóa ở Tam Đảo ngày nay lại là các làng của người dân tộc Sán Dìu. Bản thân những người dân tộc này tham gia lễ hội Tây Thiên với vai trò chủ nhân văn hóa và coi bà Lăng Thị Tiêu như vị Mẫu thần của dân tộc mình. Đây không phải là “sự tích hợp văn hóa liên tộc người”. Rất có thể người Sán Dìu là một bộ phận trong bộ tộc Lang Tiên Thị xưa ở chính vùng núi Tam Đảo này.
So sánh với thần thoại Trung Hoa thì Tây Thiên Quốc Mẫu còn là bà Tây Vương Mẫu.
Thần thoại Trung Hoa cho biết Tây Vương Mẫu là Dao Trì Kim Mẫu, cai quản núi Tây Côn Lôn , cùng với chồng là Hạo Thiên Thiên Đế cai quản Thiên đình.
Dao Trì tức là Giao Chỉ, là chỗ trung tâm của thiên hạ thời Hùng. Núi Côn Lôn của Tây Vương Mẫu như vậy là núi Tam Đảo.
Tây Vương Mẫu còn được 3 con chim Thanh Điểu thay nhau mang thức ăn tới. Ba con chim này sống ở trên núi Tam Nguy, ở phía Tây của núi Côn Lôn. Núi Tam Nguy gồm ba ngọn, cao vút xuyên qua cả mây trời nên mới có tên như vậy.
Tam Nguy của Tây Vương Mẫu chính là 3 ngọn của núi Tam Đảo luôn khuất trong mây trắng.
 
Tây Thiên _Tam Đảo trong mây

Việc xác định Tây Thiên quốc mẫu là Tây Vương Mẫu cũng giải đáp nốt truyền thuyết về mối tình Lang Liêu với nữ thần Tam Đảo.Lang Liêu hay Hùng Chiêu Vương ở đây không phải là vị Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày, chế tác dịch học (Chu Văn Vương). Lang Liêu với nghĩa là vua người Liêu, cùng với tên Hùng Chiêu Vương, là chỉ một vị vua thời Tây Chu (khi nhà Chu còn đóng ở đất Liêu – Di Lão).Đây là chuyện Chu Mục Vương, vị vua thứ 5 của nhà Chu đã cưỡi xe bát mã lên núi Côn Lôn, tìm được cung điện ngọc của Hoàng Đế và gặp Tây Vương Mẫu. Núi Côn Lôn là núi Tam Đảo nên Chu Mục Vương hay vua người Liêu (Lang Liêu) đã gặp nàng tiên núi Tam Đảo ở đây.Trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian Việt Nam lại luôn gặp những truyền thuyết, huyền thoại của Trung Hoa. Ta chép của Tàu chăng? Không phải. Ông Trời luôn có mắt. Cái gì của người Việt thì sẽ trở về với người Việt.Muốn gặp “Mẹ trời” đối với người Việt thật không khó. Núi Tam Đảo – Côn Lôn vẫn còn đó. Tục thờ Tây thiên Quốc mẫu vẫn còn đó. Thần tiên chẳng ở đâu xa. Cỗ xe 8 ngựa của Chu Mục Vương chỉ là hình tượng của trí tuệ và thành tâm mà thôi. Có tâm có trí thì sẽ gặp được Trời. Cái lý “con cóc” lên giời của người Việt là như vậy.
Theo Bachviet18/Trang chuyên khảo về lic̣h sử và văn minh Hùng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét