Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

"Lên đồng là một nghi lễ quan trọng nhất của đạo Mẫu"

GS Ngô Đức Thịnh khẳng định: Lên đồng không phải là một tín ngưỡng riêng biệt. Nó là một nghi lễ quan trọng nhất của  đạo Mẫu. Không có đạo Mẫu thì không có  lên đồng.

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần

Năm 1986, GS Ngô Đức Thịnh bước vào nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng và vấn  đề đầu tiên ông chọn nghiên cứu chính là  lên đồng.

GS Ngô Đức Thịnh cho biết: Việc tôn thờ người phụ nữ với tư  cách là một vị thần linh có từ rất sớm. Đạo Mẫu có ba lớp là thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Trong đó, lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần có từ thời nguyên thủy.

Thanh đồng "biểu diễn" chữa bệnh ngay tại tọa đàm: "Bảo tồn và  phát huy những khả năng đặc biệt của con người trong hệ thống đạo Mẫu Việt Nam".

Trong cuốn sách Các vị nữ  thần Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Hảo và  Mai Thị Ngọc Chúc có giới thiệu 75 vị nữ  thần tiêu biểu của nước ta. Tuy nhiên còn khá nhiều các vị nữ thần chưa được đề cập đến. Những nữ thần được tôn thờ có thể kể như Bà Chúa xứ, Bà Ngũ hành, Bà Thiên Hậu, Bà Thủy Long, Bà Hỏa... các nữ thần có công tạo lập ra vũ trụ trong truyền thuyết như Nữ thần mặt trời, Bà Nữ Oa... Qua đó có thể thấy việc tôn thờ nữ thần là cách nhân thần hóa việc tôn sùng lực lượng tự nhiên.

Các nữ thần cũng là  tổ sư các nghề như Mẹ Âu Cơ  ngoài là biểu tượng cho đất nước, là Mẹ  của dân tộc Việt thì còn là tổ sư nghề  lúa nước, hay các Mẹ khác là tổ sư các nghề dệt, chăn tằm, trồng bông, làm muối, nghề bánh, làm mộc...

Nhiều vị nữ thần là  những danh tướng, có công với đất nước như  Hai Bà Trưng, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị  Xuân, vợ ba Đề Thám. Những người dân bình thường có công đánh giặc cũng được tôn vinh là nữ thần như Bà Chúa Kho, Bà Vú Thúng, Bà Áo The...

Các vị nữ thần trên  được nhân dân tôn làm thánh thần, được triều đình sắc phong thành các vị thần, thành hoàng của nhiều làng. Nhiều nữ thần được sắc phong Thượng đẳng thần, có người như Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong Tứ bất tử của đất nước.

Đối với những người nông dân trồng lúa nước thì đất, nước và cây lúa được coi là biểu tượng mang tính thiêng liêng và các vị thần đó đều mang nữ tính: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lửa, Mẹ Lúa. Qua đó có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Người Mẹ.

Như vậy, trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều phụ nữ đã trở  thành các thần - nữ thần, trong đó có các vị  được tôn vinh là Mẫu, Thánh mẫu, đạo của dân gian, của dân tộc là đạo Mẫu.

Lên đồng có từ tục thờ Tam, Tứ phủ

Hình thức thứ 3 là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam tòa thánh mẫu), có quan hệ mật thiết với tục thờ nữ thần. Mẫu  đều là nữ thần nhưng không phải tất cả  nữ thần đều là mẫu thần.

Đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu dân gian. Các vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Thánh thiên mẫu Yana...đều được tôn xưng là Thánh Mẫu. Các vị thái hậu, hoàng hậu, công chúa có công lao lớn, có tài năng, hiển linh thì cũng được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương mẫu. Mẹ của Thần núi Tản viên cũng được phong là Quốc mẫu, hay mẹ thân sinh ra Gióng cũng được xưng là Vương Mẫu.

Hình thức Tam phủ, Tứ phủ  có từ thế kỉ thứ XV do tiếp nhận  đạo giáo của Trung Hoa. Lên đồng gắn liền với  hình thức này nghĩa là cũng đã ra đời từ thế kỉ XV.




Người ta có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động lên đồng như hầu đồng, hầu bóng, ra đồng, nhảy đồng, lên đồng... Tuy nhiên, trong nghiên cứu và trong những cuốn sách đã xuất bản, GS Ngô Đức Thịnh dùng từ lên đồng vì theo ông từ này có vẻ chính xác nhất, mô tả được trạng thái gia tăng thăng hoa của các ông đồng, bà đồng.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Giáo sư Ngô Đức Thịnh với vấn đề đạo Mẫu và hầu đồng

GS-TS Ngô Đức Thịnh
Mới đây, phóng viên Báo ảnh Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một chuyên gia về đạo Mẫu của Việt Nam, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng được coi là mang đậm văn hóa truyền thống Việt nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng. 
http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/6/6/42945/default.aspx 
Phóng viên: Vấn đề hầu đồng (nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu) đang được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt khi nghi thức tín ngưỡng này đang được làm hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên một nghi thức tín ngưỡng gây ra nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều lại được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá rất cao như vậy. Với tư cách là một trong những nhà nghiên cứu đã giành gần như cả cuộc đời nghiên cứu đạo Mẫu, ông có thể giới thiệu những giá trị lớn nhất của đạo Mẫu với cộng đồng để giúp dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về tín ngưỡng dân gian thuần Việt này, thưa ông?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Theo tôi, đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng.
Một là: Nó mang ý nghĩa về mặt thế giới quan. Người Việt của chúng ta từ rất sớm đã đưa ra quan niệm người mẹ tự nhiên. Có nghĩa là vừa là người sinh ra mình, vừa là mẹ tự nhiên: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải. Đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ.

Hai là: Đạo Mẫu là một tín ngưỡng hiện sinh, hướng về đời sống hiện sinh của con người. Đạo Mẫu mang cho con người sống ở trên đời này ba điều: Phúc – Lộc – Thọ. Đó là những ước muốn vĩnh hằng của con người. Đạo Mẫu không quan tâm đến con người sau khi chết sẽ như thế nào, mà chỉ quan tâm đến con người hiện tại, với 3 ước muốn là: sức khỏe, tiền tài và quan lộc. Đây cũng chính là lý do tại sao trong đời sống ngày càng hiện đại bao nhiêu thì đạo Mẫu lại càng cần thiết. Bởi nó thể hiện đúng những ước muốn khách quan của con người. Con người sinh ra ai cũng đều mong muốn mình có có sức khỏe, có tiền tài, được thăng quan tiến chức.

Ba là: Đạo Mẫu được coi là một tín ngưỡng thể hiện rõ chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Điều đó thể hiện rõ nhất trong các vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ. Trong đạo Mẫu, có khoảng 50 vị thần. Hầu hết các vị thần này đều là những nhân vật lịch sử có công với dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như Đức Thánh Trần trong Đạo Mẫu đó chính là Trần Hưng Đạo. Vấn đề tôn thờ dân tộc, gắn với dân tộc đã được thể hiện rất rõ trong tín ngưỡng thờ các vị thần của đạo Mẫu. 

Do đó, đạo Mẫu chính là người mẹ gắn với dân tộc. Và một khi lòng yêu nước trở thành một tín ngưỡng của dân tộc thì sức mạnh của nó sẽ ghê gớm đến nhường nào. Đây cũng chính là cái hay của Việt Nam mà được quốc tế ca ngợi “lòng yêu nước, gắn với vấn đề tín ngưỡng”.

Bốn là: Đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa. Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam. Trong 40 – 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số.

Tôi lấy ví dụ: nếu vị thần hiện thân lên là người Tày thì ăn mặc theo kiểu Tày; người Nùng thì ăn mặc theo kiểu Nùng, người Khơ Me thì ăn mặc theo kiểu Khơ Me; và kèm theo nó thì âm nhạc cũng phải như thế, các động tác múa cũng phải như vậy…

Điều đó cho thấy, ngay từ rất sớm, người Việt Nam đã đi theo một lộ trình đó là hòa nhập văn hóa. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi. Thế nhưng từ rất xa xưa, các cụ của chúng ta đã nghĩ tới vấn đề đó và đã làm được điều đó.
 

 
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu Việt Nam.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh phát biểu trong một buổi lễ kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh tặng hoa cho đại biểu đến dự.


Giáo sư Ngô Đức Thịnh đang hướng dẫn các đại biểu về những nghi thức trong buổi lễ.
 
Phóng viên: Nói đến những vấn đề tín ngưỡng, tâm linh, con người đến được cửa của “Thánh Mẫu” cũng đều có một cơ duyên. Vậy cơ duyên của ông đến với đạo Mẫu xuất phát từ đâu, thưa ông?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Quê tôi ở Nam Định, nơi có rất nhiều đình chùa miếu mạo. Từ nhỏ, tôi đã tò mò chạy lên chùa xem các bà lên đồng hát văn, rồi sau đó được các cụ phát lộc cho. Tôi vẫn còn nhớ đó là một sâu có 5 quả táo ta nhỏ. Lộc hầu đồng ngày đó chỉ đơn giản vậy thôi chứ không được phong phú như bậy giờ. Ký ức ngày nhỏ là như vậy, và khi lớn lên hiểu chuyện một chút tôi vẫn cứ thắc mắc một câu hỏi là : “Tại sao nhà nước cấm như vậy mà vẫn không thể cấm được hiện tượng này?” và công việc tôi làm bây giờ là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Với một nhà nghiên cứu văn hóa như tôi, thì một câu hỏi đó cũng đủ phải mất cả đời để tìm câu trả lời. Và theo tôi thì mọi cái ra đời đều có căn nguyên của nó, còn nhu cầu thì không thể cấm được.
Phóng viên: Theo đó thì đạo Mẫu nói chung và nghi thức tín ngưỡng hầu đồng nói riêng là tốt đẹp, nó vừa có một ý nghĩa tâm linh, vừa có một giá trị lịch sử rất lớn. Vậy tại sao, nó lại bị hiểu sai lệch và gây ra nhiều tranh cãi, cấm đoán như thời gian qua, thưa ông? Cái gốc của vấn đề ở đây là gì? Và điều này đã tác động như thế nào đến quá trình đi tìm tòi, nghiên cứu về đạo Mẫu của ông, thưa ông?.


Hầu đồng là một tín ngưỡng dân gian mà một bộ phận người Việt rất thích.



Trong buổi lễ kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam, các nghi lễ (36 giá đồng) trong hầu đồng đều được tái hiện lại.

Ban nhạc trong nghi lễ hầu đồng.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Nó bắt nguồn từ quy luật tâm lý của con người đó là: khi con người được đặt vào đúng vị trí của họ, được tin cậy thì họ sẽ có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Khi người ta làm sai, đi sai quy luật này thì nó sẽ trở thành cái xấu, những hệ lụy cho xã hội. Thời gian vừa qua hầu đồng nở rộ một cách ghê gớm mà không quản lý được, không đi theo một quy chuẩn nào. Có những người trục lợi trong chính tín ngưỡng của họ.
Tôi lấy ví dụ như ở Câu lạc bộ Tín ngưỡng. Cách để có thể quản lý được những thanh đồng, những ông chủ đền đó là thay vì cấm đoán họ không được làm cái này, cái kia, chúng tôi đã giải thích cho họ rằng nghi lễ truyền thống ngày xưa không như vậy. Ví dụ như vấn đề đồ mã trong các buổi hầu đồng, vấn đề là không thể cấm họ không sử dụng đồ mã, mà ở đây là mức độ; đó là còn chưa nói đến những giá trị nghệ thuật trong những đồ mã đó; nó đều mang những ý nghĩa nhân sinh quan rất sâu sắc.

Phóng viên: Vậy theo ông, cách để bảo tồn và phát huy được cao nhất những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng này là gì?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh: Vấn đề đặt ra ở đây là cái văn hóa, tín ngưỡng của hầu đồng là ở đâu? Là từ người dân. Bởi vậy có một nguyên lý rất quan trọng khi bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa dân tộc đó là phải dựa vào cộng đồng. Chủ thể văn hóa phải giao về lại cho cộng đồng và kèm vào đó trao cho họ cái hiểu biết, cái tri thức, cái trách nhiệm. Con người nói chung là như vậy, nếu chúng ta không tin tưởng họ, coi thường họ thì họ sẽ tha hóa rất nhanh, còn một khi đã tin tưởng họ, đánh giá cao họ thì họ sẽ là những người rất có ích cho cộng đồng.
Hiện nay, theo thống kê sơ bộ những đền phủ chính trên đất nước Việt Nam, thì đã có tới hơn 7000 đền phủ. Đó là chưa kể đến điện tư nhân. Tôi còn nhớ trong một hội thảo quốc tế về vấn đề đạo Mẫu, có một ông ở Ủy ban UNESCO Việt Nam đã phát biểu. “Cấm nghi lễ này là có tội với di sản văn hóa dân tộc Việt Nam”.

Bởi vậy, là một nhà nghiên cứu đã dành trọn cả đời mình cho đạo Mẫu, tôi rất tin tưởng và cho rằng đạo Mẫu (với nghi lễ tín ngưỡng hầu đồng) của Việt Nam là một tín ngưỡng đặc trưng cho cái tầm và cái tâm của người Việt Nam chúng ta.

Phóng viên: Nhà nước đã công nhận hầu đồng là một nghi lễ tín ngưỡng quốc gia. Và hồ sơ đệ trình hầu đồng đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại cũng đã được trình lên UNESCO. Rất hy vọng trong tương lai, hầu đồng được công nhận là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn của nhân loại.
 
 
Giáo sư Ngô Đức Thịnh (sinh năm 1944) là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam. Hiện nay ông đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam (http://daomauvietnam.com/), Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia và Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á.


Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường

Phát hiện mới về nguồn gốc Đạo giáo Việt Nam

Trong đó nói về đền thờ của Ngọc Hoàng Đại Đế vị Thần tối thượng trong tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu Việt nam
Đây là Quan niệm của một độc giả từ bài viết: Đạo mẫu ở Việt Nam của GS-TS Ngô Đức Thịnh. (chúng tôi lược bỏ về lời bình phẩm) giữ nguyên ý kiến của độc giả này:
Đạo Giáo là đạo Việt Nam chính gốc. Đền thờ Ngọc Hoàng thượng đế bằng đá ở Hưng Yên có cách đây trên 2200 năm, tức là trước cả thời Bắc thuộc:
http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Den-tho-Ngoc-Hoang/370317.antd
Mẫu Thoải hay Mẫu Thủy là vợ của Kinh Dương Vương, con gái Thần Long Động Đình, có cách đây trên cả 4000 năm.
Các vị mẫu khác (Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn) cũng đều là con vua Bát Hải Động Đình hay vua Biển Đông từ thời Kinh Dương Vương...
Chỉ có thể nói ngược lại: đạo Giáo từ Việt nam đã lan sang "lãnh thổ" Trung Quốc.
Bài viết trên báo An Ninh Thủ Đô từ đường link trên:

Đền thờ Ngọc Hoàng
Thứ sáu 02/04/2010 11:25
(ANTĐ) - Dáng vẻ tĩnh mịch, trầm uy của đền Đậu An (xã An Viên-Tiên Lữ-Hưng Yên) không khác nhiều với những ngôi đền ở các làng quê Việt. Nhưng khi tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc của ngôi đền, người ta ngỡ ngàng khi biết rằng: ngôi đền này là nơi duy nhất tại Việt Nam thờ Ngọc hoàng Thượng đế cùng các thiên thần và cũng là ngôi đền có kiến trúc đặc biệt khi chất liệu tạo nên ngôi đền được tạc nên từ những khối đá nguyên khối.
Ngôi đền có niên đại 2.200 năm
Theo truyền thuyết, đền có từ thuở khai thiên lập địa thờ Ngũ lão tiên ông xuống trần khai khẩn đất hoang, dạy dân chúng biết săn bắn, hái lượm, diệt trừ thú dữ và còn dạy dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng biết làm lúa nước. Đền Đậu An chính thức được ghi tên vào lịch sử với tên gọi là Thụy Ứng Quán vào năm 226 trước Công nguyên. Sau khi nhân dân đến Quán thắp hương, xin lộc thấy ứng đã chung tay góp tiền xây dựng Quán dần trở thành một quần thể di tích với tên gọi đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng. Kiến trúc của ngôi đền được xây theo lối kíến trúc cổ hình chữ Đinh và được làm phần nhiều từ gỗ lim. Nhưng riêng tại Cung đệ nhất và đệ nhị của tòa chính lại được làm bằng đá từ cột trụ, câu đối, hoành phi cho tới bức tường. Trải qua bao thế kỷ, những hạng mục này vẫn đứng vững theo thời gian.
Hoành phi, cột và câu đối bằng đá
Đền Đậu An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và bề dầy lịch sử mà phần lễ hội hàng năm cũng có nhiều điều thú vị và khác biệt. Bắt đầu từ năm 1664, lễ hội mới bắt đầu được mở và từ đó đến nay, tục lệ này được tổ chức hàng năm. Cảnh đánh hổ được diễn ra vào ngày mùng 8-4 âm lịch vô cùng hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người tham dự.
Cần có một quy hoạch trùng tu tổng thể
Tháp cổ bằng đất nung
Trong đền có một ngọn tháp 9 tầng bằng đất nung, hoa văn theo lối Chămpa mà theo truyền thuyết, đây là nơi thăng giáng của Ngọc Hoàng khi xuống đền Đậu An. Ngọn tháp có niên đại từ thời nhà Trần và đã được trùng tu vào năm 1664. Ngoài ra, ngôi đền còn có tấm bia từ thời Hậu Lê ghi công đức của các du khách có tấm lòng hảo tâm và một chiếc khánh đá cổ. Đặc biệt, có nhiều bức tượng thiên thần cổ hiện đang vẫn được lưu giữ tại cung cấm.
Trước khi ngôi đền được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1989, thì một phần của ngôi đền đã bị phá đi làm trường học tạm và điện chính trở thành hội trường của xã. Sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, ngôi đền mới được trung tu phần tháp cổ 9 tầng vào năm 2001. Nhưng, theo ông Nguyễn Ngọc Bình - Trưởng ban Quản lý di tích thì hình dáng chưa được khôi phục như hiện trạng ban đầu. Trong khi đó, rất nhiều hạng mục khác của đền Đậu An đã xuống cấp nghiêm trọng như trong 3 gian tòa đá và hậu cung đã lún nứt chỉ dùng cột để chống đỡ. Các mái ngói cũng đã dột nát, các cột và vì kèo đã bị mối ăn.
Tuy đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Bình: “Nguồn kinh phí để tôn tạo di tích lại chủ yếu được huy động từ du khách thập phương và bà con trong thôn xóm hoặc các nhà hảo tâm đóng góp. Ông Ngô Phi Hùng một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga đã cúng tiến 200 triệu đồng để sắm đồ lễ và xây lại nhà Mẫu.
Ông Đỗ Anh Bốn đã xây dựng 3 tòa tẩm, xây dựng lại giếng trước cổng đền trị giá ngót nghét 200 triệu đồng”. Tuy vậy, một di tích lịch sử cấp quốc gia đã xuống cấp cần có một quy hoạch tổng thể trước khi bắt tay vào trùng tu. Việc trùng tu không thể chỉ dựa vào nguồn kinh phí của các tổ chức và cá nhân. Rất mong những người có trách nhiệm hãy cứu lấy ngôi đền quý, đừng để nó bị tàn phế trước sự tàn phá của thời gian và con người.

Quan điểm khác về Đạo Mẫu Việt Nam

Đạo Mẫu ở nước ta hiện nay có khá nhiều người theo, nhưng đối với các nhà nghiên cứu thì đạo Mẫu vẫn là một dấu hỏi lớn về nguồn gốc, tôn chỉ, quá trình phát triển. Đạo Mẫu có phải là đạo mê tín?
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần không nhỏ trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam
Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở. Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
Các vị thần trong đạo Mẫu phản ánh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại và câu hỏi làm thế nào để người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần gian.
Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt Nam, việc tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến và có căn cỗi lịch sử và xã hội sâu xa.
Tuy đều là sự tôn sùng các thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ Nữ thần với thờ Mẫu và Tam toà Thánh Mẫu không hoàn toàn đồng nhất.

Tôn thờ Nữ Thần
Từ rất lâu đời, ở nước ta Nữ Thần đã được nhân dân tôn vinh và thờ cúng. Người xưa cũng đã từng tập hợp các vị tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì trong tổng số 27 vị, đã có 14 là Tiên nữ.
Trong truyền thuyết Nữ thần Mặt Trời và Nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng và sởi ấm cho mặt đất, tạo lập nên vũ trụ.
Huyền thoại về Bà Nữ Oa đội đá vá trời. Các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Phong, Pháp Điện tạo ra mây, gió, sấm chớp…
Sinh thành ra dân tộc Việt Nam có Mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng, nở thành 100 người con.
Các bà Mẹ cũng là các vị thần sáng tạo ra văn hoá và các giá trị văn hoá, là tổ của nhiều ngành nghề truyền thống như Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa…
Nhiều Nữ thần là các danh tướng anh hùng ngoài trận mạc, là những nhân tài xây dựng đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân…
Các vị Nữ thần từ bao đời nay được nhân dân tôn làm Thánh, Thần, được triều đình sắc phong thành các vị Thần, Thành Hoàng của nhiều làng.
Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo Âm lịch với các tín đồ và nhiều người đi lễ tham gia. Các nghi thức hành lễ không được đào tạo chính thức mà chủ yếu được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng (hay còn gọi là hầu bóng). Trong nghi lễ này, người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được vời đến để nghe lời cầu nguyện của người đi lễ. Trong các nghi lễ, phụ nữ thường đóng vai trò chính, người lên đồng cũng thường là phụ nữ (bà đồng), đôi khi mới do nam giới đảm nhận (ông đồng).
Các giá đồng (các điệu múa linh thiêng) là một phần quan trọng của nghi lễ. Có 72 giá đồng, bao gồm giá các quan lớn, giá các cậu, giá chầu bà, giá các cô, ... Trong buổi lễ, các giá đồng được biểu diễn cùng với hát văn (hay chầu văn). Hát văn là một thể loại hát nói (vừa hát vừa nói). Hát văn do người đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn. Người ta nói rằng, chầu văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào vai mới và gắn kết với những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới địa phương của họ.

Thờ Mẫu
Tục thờ Mẫu và Tam toà Thánh Mẫu có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần
Mẫu là Nữ thần nhưng không phải tất cả các nữ thần đều là Mẫu, mà chỉ có một số nữ thần được tôn vinh là Mẫu.
Danh từ Mẫu là gốc Hán Việt, còn thuần Việt gọi là Mẹ. Nghĩa ban đầu, Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó, là tiếng xưng của người con đối với người sinh ra mình.
Ngoài ý nghĩa xưng hô thông thường đó, từ Mẫu và Mẹ có ý nghĩa rộng rãi tôn vinh những bà Mẹ chung của mọi người.
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn, dân tộc, lòng yêu nước đã được thiêng liêng hoá mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Đạo Mẫu tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta và một bộ phận quan trọng của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hoá, giữa đạo Phật và đạo Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc.
Điều dễ nhận biết là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu“, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Mẫu.

Tam Toà Thánh Mẫu
Chúng ta thấy trong những điện thờ Mẫu có một hệ thống được thờ như sau:
Trên cao nhất của thượng điện là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.. Tuy vậy, ít nơi thờ. Vì đúng lẽ chỉ có những vị tiên trên thượng giới mới được thờ Thượng đế.
Tiếp đến là thờ Tam Toà Thánh Mẫu ( Mẫu Tam phủ, Mẫu tứ phủ)
Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất và hoá thân thành Tam vị, Tứ vị cai quản các cõi các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.
Thường chúng ta thấy Tam toà thánh mẫu trong các điện thờ:

Mẫu Thượng Thiên hay còn gọi là Mẫu Cửu Trùng mặc áo đỏ, ngồi chính giữa. Sau này một số điện thờ Mẫu, nơi chính giữa thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Mẫu Thượng Thiên sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, gió, sấm, chớp…
Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào khoảng đời hậu Lê, nhưng nhanh chóng trở thành vị Thần chủ của Đạo Mẫu Việt Nam và được tôn vinh với tư cách là Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở vị trí trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557. Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.
Tại làng Tây Hồ - Hà Nội có Phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh, dựng trên doi đất trông ra Hồ Tây, , cảnh đẹp, gió lộng từ ba phía, ngoài ra còn có những đền thờ nổi tiếng ở nhiều nơi như Phủ Giầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đền Sòng, Phố Cát- Thanh Hoá…
Mẫu Thượng Ngàn là hoá thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, ngồi bên trái, mặc áo xanh.
Các đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính được nhiều người biết đến là ở Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ ( Lạng Sơn).
Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn ở Suối Mỡ thờ Mỵ Nương Quế Hoa, con gái Vua Hùng.
Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ thờ công chúa La Bình, con gái đức Thánh Tản và Ngọc Hoa.
Mẫu Thoải (Mẫu Thuỷ) là vị Thánh trị vì vùng sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan đến thuỷ tổ dân tộc Việt.ngồi bên phải, mặc trang phục màu trắng.
Mẫu Địa là vị thánh trông coi đất đai, mặc áo màu vàng.

Ngũ vị Quan Lớn
Sau hàng Mẫu là Ngũ Vị Quan Lớn, gọi tên từ Quan Đệ Nhất đến Quan Đệ Ngũ. Các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích màu sắc trang phục Thoải Phủ màu trắng, Thiên Phủ màu đỏ, Nhạc Phủ màu xanh, Địa Phủ màu vàng.
Các vị Quan lờn đều có nguồn gốc là thiên thần, vâng mệnh trời xuống giúp dân lành.
Nhưng cũng có nơi gắn các vị Quan lớn với các Nhân thần, những vị tướng có công với nước.
- Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
- Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là âm lịch mùng Ba tháng Ba. Châu văn rằng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng suống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua theo chiếu mệnh. Ông  là vị Quan thanh tra tai ương, oan khuất trần gian, giám sát các vị thần khác theo luật Thiên. Mặc bào màu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông dùng khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
- Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Ông là người nắm giữ sổ sinh tử trần gian. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha trận tiền.
- Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
- Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của cái ông Quan Công của thời Tam Quốc. Quan Đệ Ngũ chuyên tróc quỷ trừ yêu ma.
Tứ Phủ Chầu Bà (四府十二位英靈公主)

Tứ Vị Thánh Bà hay Tứ Vị Chầu Bà được coi như hoá thân, phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu
- Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ)
- Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa
- Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thuỷ Điện Công Chúa
- Chầu Thác Bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Có người hầu là giá thứ ba, tức là Chầu Đệ Tam, Bà chúa Thác Bờ
- Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa
Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40)
- Chầu Năm (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa
- Chầu Ngũ Phương Có người hầu giá này thay vao Chầu Năm, tức là Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương
- Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa
- Chầu Bẩy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Tân La Công Chúa
- Chầu Tám (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn
Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.
- Chầu Chín Cửu Tỉnh ở Bỉm Sơn Thanh Hoá
- Chầu Mười (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng
- Chầu Mười Một
- Chầu Bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa

Thập Vị Thủy Tế (十位八海龍兒皇子王爺)
Dưới hàng Chầu là hàng các ông Hoàng, được gọi theo thứ tự từ Ông Hoàng đệ Nhất đến ông Hoàng Mười.
- Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/Lê Lợi
- Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
- Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
- Ông Hoàng Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai
- Ông Hoàng Năm
- Ông Hoàng Sáu
- Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà
- Ông Hoàng Bát (Nhạc Phủ). Danh hiệu:Ông Bát Quốc, là một ông quan gốc người Hán đóng quân ở Lào Cai
- Ông Hoàng Chín (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn
- Ông Chín Thượng (Nhạc Phủ)
- Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An, có công chống giặc Thanh từ bên TQ
Một số đền thờ có các ông Hoàng được nhiều người biết đến như : đền ông Hoàng Bảy ỏ Bảo Hà, Ông Hoàng Mười ở Bến Thuỷ - Nghệ Tĩnh.

Tứ Phủ Tiên Cô(四府山莊神領聖姑)

Hàng Cô được gọi từ Cô Đệ Nhất (cô cả ) đến Cô Thứ Mười Hai ( cô bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu.Các cô ăn mặc rất đẹp, áo các màu, thắt lưng hồng, tóc cài hoa…
- Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ)
- Cô Đệ Nhất Thượng Ngàn (Nhạc Phủ)
- Cô Đôi Thượng (Nhạc Phủ)
- Cô Đôi Cam Đường (Nhạc Phủ) quê cô ỏ Đình Bảng Bắc Ninh nhưng cô Hiển Thánh ở Cam Đường Lào Cai
- Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải Phủ) tức là Cô Ba Bông & Cô Ba Tây Hồ
- Cô Tư (Địa Phủ)
- Cô năm Suối Lân (Nhạc Phủ)
- Cô sáu Sơn Trang (Nhạc Phủ)
- Cô bảy Tiên la (Nhạc Phủ)
- Cô Tám đồi chè (Nhạc Phủ) ở đền Phong Mục
- Cô Chín Sòng Sơn (Thiên Phủ)
- Cô Chín Thượng (Nhạc Phủ)
- Cô Chín Thoải (Thoải Phủ)
- Cô Mười Đồng Mỏ (Nhạc Phủ)
- Cô Bé Đông Cuông (Nhạc Phủ)
- Cô Bé Suối Ngang (Nhạc Phủ)
- Cô Bé Thác Bờ (Thoải Phủ)
- Cô Bé Thoải (Thoải Phủ)
- Cô Bé Đen (Nhạc Phủ) tức là Cô Bé Sóc

Tứ Phủ Thánh Cậu

Các Cậu quận là những người chết trẻ hiên linh, họ là những phụ tá của các ông Hoàng.
- Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ)
- Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
- Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
- Cậu Hoàng Bé (Nhạc Phủ)

- Cậu Hoàng Tư Long thành (sắc phục màu vàng)

- Cậu Bé (sắc phục màu xanh) 

a, Cậu Bé Đồi Ngang ( Cậu Hoàng Quận )

b, Cậu Bé Đồi Non

Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền , trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ....

Các cậu về thường mặc áo cánh các màu ứng với mỗi giá, đầu vấn khăn, hai bên tay thường có hoa cài, chân quấn xà cạp, đi giày thêu . Các cậu về thường làm lễ tấu rồi đi hèo hoặc múa lân.
Tại các điện thờ Mẫu ở hạ ban hoặc ngoài sân còn có sự hiện diện của các vị Quan Ngũ Hổ hay ông Lốt (rắn). Trong quan niệm dân gian, thần Ngũ Hổ cai quản núi rừng, là vị thần linh canh giữ các ngội đền.
Quan Ngũ Hổ (五方神虎威靈)
- Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan (東方甲乙木德青虎威靈)
- Nam Phương Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan (南方丙丁火德赤虎威靈)
- Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan (中央戊已土德黃虎威靈)
Tây Phương Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan (西方庚辛金德白虎威靈)
• Bắc Phương Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan (北方壬癸水德黑虎威靈)
Còn Rắn Thần cai quản nơi sông nước.

Ông Lốt (兩位青蛇白蛇大神將軍)
- Thanh Xà Đại Tướng Quân
- Bạch Xà Đại Tướng Quân
 

Lễ trình đồng
Đệ tử của Tứ Phủ sau khi đã được tôn lô nhang mà căn mạng vẫn còn quá nặng thì phải ra đàn Tứ Phủ sơn trang để chính thức trở thành ghế cho các Ngài( 38 vị = 38 giá đồng hầu các vị Thánh được tôn thờ trong Tứ Phủ) thì mới hết bị Ngài hành. Đệ tử trong Tứ Phủ quan niệm rằng: sở dĩ gặp những điều không may trong cuộc sống thường nhật là tại các Ngài đã chấm đồng bắt lính mà không chịu ra hầu các Ngài nên bị hành, chỉ cần ra đàn xong là khỏi..
Lễ trình đồng này có mục đích trình diện con đồng với chư vị Mẫu, Mẹ, Vua, Cha, với các ông Hoàng bà Chúa. Mở đàn để ra trình diện với 4 phủ và sau lễ ấy mới được chính thức làm ghế đệm để các Ngài về phán bảo và làm việc quan. Lễ trình đồng hiện nay phải chịu nhiều tốn kém do người ta tự đua nhau: “Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng” .
Nguời nghèo thì đàn mỏng lễ sơ, người giàu thì tổ chức trình đồng có đàn lễ lên tới con số 20 - 30 triệu đồng VN. Vào những năm 60 một đàn lễ trình đồng to nhất cũng chỉ tốn 50 ngàn đồng... Thông thường tín đồ chỉ đưa tiền cho nhà đền (Thủ đền), nhà đền lo sắm lễ tất cả. Cuộc lễ tổ chức trong 2 hoặc 3 ngày sau. Ngày đầu gọi là lễ mở Đàn hay lễ mở Phủ, ngày thứ 2 có hoặc không, để cách khoảng chứ không có lễ nghi gì quan trọng, và ngày cuối cùng là ngày tiễn Đàn sơn trang nên được gọi là: “Tiền tứ phủ, hậu sơn trang”.Lễ này cần rất nhiều lễ vật như: Hoa quả bầy trên khắp các ban thờ, thường dùng nhất là hoa huệ trắng. Đặc biệt ban thờ trước giá hầu thường được cắm hoa hồng. Có khi người ta lấy tiền giấy kết thành hình con bướm mắc vào cành huệ để các Ngài dùng những cành hoa ấy phát lộc. Rất nhiều trái cây đủ loại được bày thành từng mâm. Trong đó có một vài mâm đặc trưng mà buổi hầu đồng nào cũng phải có: Mâm quạt, mâm lược và mâm gương soi để dâng cho giá cô Bơ phủ. Một mâm hoa quả như: ớt, ổi, dứa, chuối, đu đủ..., gừng, chanh... gọi là lộc sơn trang để dâng cô Bé Thượng Ngàn; một mâm kẹo bánh, đồ chơi trẻ con để dânh cho giá Cậu; một mâm trứng, oản thịt luộc để dâng Ngũ hổ năm dinh; kẹo lạc trà tàu thuốc lá mà đầu thuốc có phết một ít thuốc phiện để dâng giá ông Hoàng Bảy.
Loại lễ thứ hai là đồ mã. Bắt buộc phải có một đài sơn trang, lớn hay nhỏ tùy theo ý muốn của người ra đàn. Đài sơn trang là một cái động nằm trong khu rừng âm u, trong động có các nàng tiên nữ theo hầu bà chúa Sơn Trang, có người gảy đàn, người múa hát... tất cả đều được làm bằng giấy. Bốn hình nhân thế mạng lớn bằng hình người thật, mặc sắc phục khác nhau: Xanh, đỏ, trắng, vàng tượng trưng cho bốn phủ. Mỗi hình nhân mang theo một điệp sớ. một thuyền giấy( thoi), một hình người có 3 đầu, mình rắn ( Lốt), một ngựa, một voi, và nhiều mũ, vàng thoi....
Loại lễ vật thứ 3 là một mâm sớ, 4 quyển sổ, 4 nghiên son, 4 thỏi mực, 4 bút lông. Mỗi sổ dành cho một phủ.
Trên ban thờ hầu được thiết lập thành 4 phủ. Đó là 4 dãy lụa đỏ, xanh, trắng, vàng trải dài trên bàn phủ xuống tận đất. Mỗi vuông lụa ngang khoảng 7 đến 9 tấc, dài khoảng 2, 50m. Những vuông lụa đó phủ kín để che dấu bên trong là 1 cái thau, 1 cái gáo múc nuớc để trên thau, 1 hũ nước dán miệng kín bằng 1 tờ giấy cùng màu với phủ, một mâm gạo, một mâm trứng, thuốc lá, trà tàu, một hộp trầu cau. tất cả đều mới và cùng màu với phủ.
Ngoài cửa đề có bày 1 mâm gạo, trứng, muôi và cháo để cúng chúng sinh.
Khi mọi lễ vật đã được chuẩn bị xong, cuộc lễ bắt đầu. Lễ thường được tiến hành từ 10 giờ sáng. Người ra đàn phải tìm cho mình một Quan thày( Có đức cao trọng vọng và có tiếng trong Tứ Phủ ) để hầu mở phủ. Người ra đàn phải mang những y phục mà mình đã may để trình. Những y phục này chỉ có giá trị khi đã dâng lên và được các Ngài “chứng” bằng cách điểm dấu nhang lên trên đó.
Trong khi bà đồng sửa soạn hầu mở phủ thì cung văn tấu nhạc và thầy cúng đọc sớ và người ra đàn lễ bái trước tất cả các ban thờ, xong trở lại ngồi chầu nơi bệ hầu để khấn vái chờ nghe các Ngài phán bảo.
Quan thầy hầu trước là giá Tam tòa thánh mẫu. Rồi đến giá Quan. Gía này quan trọng nhất vì chỉ có các quan mới có quyền mở phủ còn những giá khác chỉ về chứng đàn mà thôi. Bởi vậy quan thầy hôm ấy băt buộc phải hầu giá các quan, còn các giá Cô, cậu, ... gọi là hầu cho vui, muốn hầu hay không là tùy.
Mỗi phủ có một quan đầu đồng và quan ở phủ nào thì mở phủ ấy. Thí dụ:
Quan Bơ về mở phủ thứ 3, sắc trắng. Sau những nghi thức thường lệ “Quan” cầm một bó nhang đốt cháy, tay trái cầm chéo khăn và “chống nạnh”, Quan dậm chân hét một tiếng to, lúc ấy chiêng trống nổi lên dồn dập. Quan cầm bó nhang, xoay xoay trước ban thờ và 4 hướng, tiến đến phía các phủ cũng làm dấu điểm nhang. Đoạn ngồi xuống, nghe thầy cúng hoặc cung văn đọc sớ, đọc xong dâng mâm sớ lên cho quan điểm nhang. Quan kiểm sổ bằng cách chấm bút son vào sổ. Rồi đứng dậy tiến tới phủ của mình, Quan giở khăn choàng phủ ra, hầu dâng xếp khăn lại đặt trở lên bàn thờ. Quan lấy vài miếng trầu cau, một quả trứng, thuốc lá, một nhúm gạo bỏ tất cả vào thau sau khi đã điểm nhang trên các vật ấy. Quan lấy gáo chọc thủng nắp thố nước, múc 4 gáo đổ vào thau. Như vậy, là mở phủ xong, Quan trở lại chỗ hầu, nghe văn, ban lộc và xa giá hồi loan. Các quan ở phủ khác cũng đều làm giống như vậy. Sau khi quan thầy hầu mở xong 4 phủ tức là buổi lễ mở phủ đã xong. Suốt trong buổi hầu đồng người ra trình đồng phải hì hục khấn vái và quấn quít bên cạnh Quan thầy. Sau phần nghi lễ chính thức, nhà đền bày tiệc thiết đãi linh đình. Có thể tiễn đàn ngay ngày hôm sau hoặc để cách một hôm. Lễ tiễn đàn. Bà đồng trong cung hầu chuẩn bị sửa soạn hầu tiễn, ở bên ngoài cung văn và thầy cúng nổi chiêng trống và đọc sớ làm lễ tiễn Thổ công. Người ra đàn đi lễ tạ khắp các ban thờ. Các mâm cỗ mặn được bầy cúng trước các ban thờ. Vẫn có gạo muối, trứng, chầu cau, cháo để cúng chúng sinh ở cửa đền. Trước các đầu voi, ngựa, thuyền đều có để bát nhang. Cúng xong bà đồng bắt đầu hầu tiễn. Buổi hầu tiễn đồng này vẫn do quan thầy làm, cũng giống như buổi hầu mở phủ chứng đàn. Khi về giá các Quan. Quan nào chịu tiễn đàn thì Quan sẽ chứng sớ và ra lệnh cho hầu dâng cắm một thanh gươm và một cây cờ sau lưng. Tay trái Quan cầm một góc khăn và chống nạnh, tay phải cầm một góc khăn và một bó nhang to đốt cháy... Chiêng trống đổ dồn dập, mọi người vội vã bày hết đồ mã ra xếp dọc hai bên của đền hướng về phía đường đi. Quan làm dấu nhang trên tất cả cá đồ mã, khai quang điểm nhãn cho các hình nhân, những bông vạn thọ được xé nát ra trộn vào gạo muối rải tiễn các đồ mã và rải tiễn cả 4 phương. Quan cầm cờ múa quay và miệng hét “ há, há...” quan rải rượu và cắm nhang lên hình nhân và đồ mã, ra lệnh cho mang tất cả đi hóa....Bên ngoài các đồ mã được chuyển đi hóa, ở trong chiêng trống đổ dồn, quan trở lại ngồi trước bệ hầu uống rượu, hút thuốc, nghe văn, phát lộc và thăng. Buổi lễ ra đàn hay trình đồng như vậy là hoàn tất.
Người ra đàn có thể hầu bóng ngay hôm đó. Bắt đầu từ đó họ chính thức trở thành một “ Đồng”.

Nước ta chủ trương tự do tín ngưỡng, nhưng để trở thành một tôn giáo chính thống thì phải có những tiêu chuẩn nhất định, có vị sáng lập, có lịch sử, có tôn chỉ, có hệ thống tổ chức chứ không thể là một tổ hợp tự phát. Đặc biệt, tôn giáo phải phát triển theo xu hướng tiến hóa của xã hội, mang lại những lợi ích thiết thực cho quốc gia dân tộc, không phung phí tiền tài của dân chúng. Phật dạy "Ta là chủ nhân của nghiệp, cúng là kẻ thừa tự của nghiệp". Tư tưởng vĩ đại này đã nói lên tính nhân bản sâu sắc, đưa chúng ta lên đỉnh cao của sự tự chủ.

Ban biên tập chùa Hiếu Quang (TP.Huế)

gh

Ý kiến của một nhà nghiên cứu văn hóa cổ và tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam:

Có lẽ đây là quan điểm riêng của chư tăng chùa trên. Theo các nghiên cứu của tôi và qua thực tế giao tiếp Tâm linh nhiều lần với một số vị Thần, Thánh trong Đạo Mẫu để nghe các Ngài giảng dạy, sau khi các Ngài biết được bài này của chùa Hiếu Quang thì Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai, người kiêm chi cả đạo Phật phán rằng: Một người ở thế gian trần tục, dù là một vị sư nhưng không thể hiểu được cõi Phật và cõi Thiên (nơi Mẫu và Thần, Thánh ngự) thế nào thì vị sư đó chưa lãnh ngộ hết Phật pháp về cõi Thiên. Đức Chí Tôn có nói với Ta (Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai) một câu rằng: "chư tăng, chư khự, nhất Tâm chứ" tức là một vị sư đã tu gần hết đời mà vẫn mơ màng ở hai cõi Phật và cõi Thiên thì sẽ gây ra mâu thuẫn và hiểu sai về Đạo Mẫu. Vị sư này không biết rằng cõi Thiên là do chính Đức Chí Tôn tạo ra!!!

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nghiên cứu khác: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay

http://luanvan.vn/kinh-te/tin-ngung-tho-mau-o-dong-bang-bac-bo-hien-nay-qua-khao-sat-mot-so-trung-tam-tho-mau-134211.html

Nghiên cứu khác: Sơ lược về tín ngưỡng thờ Mẫu và Tam, Tứ Phủ








  1. 1. MỞ ĐẦU:
    Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.


    Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng...).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).
    =========================================

    2. QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:
    Quan điểm thứ nhất

    * Tam phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ

    2. Đệ Nhị Địa Phủ

    3. Đệ Tam Thoải Phủ
    * Tứ phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)

    2. Đệ Nhị Địa Phủ ( cõi đất)

    3. Đệ Tam Thoải Phủ ( miền sông nước)

    4. Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
    Quan điểm thứ hai
    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

    * Tam phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ

    2. Đệ Nhị Nhạc Phủ

    3. Đệ Tam Thoải Phủ
    * Tứ phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)

    2. Đệ Nhị Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

    3. Đệ Tam Thoải Phủ ( miền sông nước)

    4. Đệ Tứ Địa Phủ ( cõi đất)
    Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.

    Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau:


    [IMG]

    Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ .
    ========================================

    3. TAM TÒA THÁNH MẪU:
    Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau:
    1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    2. Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    3. Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    4. Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
    Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:
    [IMG]



    Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoảithiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng).

    Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưung chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.


    Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu , là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam.
    =========================================

    4. HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG:
    Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
    - Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát...
    - Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải...
    - Tam Toà Thánh Mẫu
    - Hàng Quan Lớn (Ngũ vị tôn Quan)
    - Hàng Thánh Chầu (Thập Nhị Chầu Bà )
    - Hàng Thánh Hoàng (Thập vị thánh Hoàng)
    - Hàng Thánh Cô (Thập nhị Tiên Cô)
    - Hàng Thánh Cậu (Thập nhị Thánh Cậu)
    - Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)
    - Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ...
    Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu) .Đến ngày nay hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được phối hợp thờ cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ . Lấy thí dụ như các giá Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Bà Chúa Kho,... .Các đền thờ những vị thần địa phương những vẫn kết hợp thờ tứ phủ, và khi hầu bóng các giá đó thường gọi là giá thánh thủ đền. Các vị thủ đền có thể được hầu riêng trước khi hầu tứ phủ như giá chúa Nguyệt Hồ được hầu sau giá Mẫu (Thánh Mẫu vẫn được coi là cao nhất nên phải hầu ngài đầu tiên) và trước khi hầu các giá tứ phủ ( thường bắt đầu là giá các quan lớn). Cũng có trường hợp các vị thánh bản đền được hầu sau khi thỉnh giá cuối cùng của một hàng nào đó. Thí dụ có thể hầu giá bà chúa kho sau giá chầu bé, hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Bé, hầu giá cô cam đường sau giá Cô Bé.Cũng nhiều trường hợp các vị thần ngoài tứ phủ lại được coi là tương ứng với vị thánh trong tứ phủ: ví dụ như giá chúa bà năm phương có thể hầu sau giá chầu đệ tứ và sau giá chầu năm ( coi Chuá Bà Năm Phương tương ứng với ngôi vị số năm trong hàng chầu), hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Nhị và sau giá Chầu Tam ( coi Chúa Thác Bờ tương ứng với ngôi vị số ba trong hàng chầu)

    Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
    Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
    Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy
    =========================================

    5. CÁC NGHI LỄ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU:
    1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.
    2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..
    3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)
    4- Dâng văn thờ
    5- Hầu bóng
    6- Các nghi lễ khác.....
    6. GIỚI THIỆU CÁC VỊ THÁNH QUA MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ
    *Tranh Tứ Phủ Công Đồng

    [IMG]



    Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
    - Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện
    - Hàng thứ hai : là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
    - Hàng thứ ba : là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
    - Hàng thứ tư : là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
    - Hàng thứ năm : là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)
    - Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)
    - Hàng thứ bảy : là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải). + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).
    + Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)
    Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
    Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
    Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
    Thoải Phủ ( màu trắng)
    Địa Phủ ( màu vàng)
    Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần; thiên thần- nhân thần ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:



    Mỗi người mỗi nước mỗi non
    Đã về cửa mẹ như con một nhà...


    *Tranh Tam Phủ Công Đồng
    [IMG]
    Tranh thờ tam phủ
    Trong bức tranh:
    - phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận

    - hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
    + Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
    + Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)
    + Thoải phủ long vương ( áo trắng)
    và hai vị quan hầu cận
    - hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
    + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
    + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
    + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)
    Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).
    *Một số bức tranh thờ khác


    Tranh tứ phủ công đồng




    [IMG]

    Tranh Ngọc Hoàng và các vị thần theo đạo giáo Trung Hoa


    [IMG]
    BA VỊ TAM THANH



    [IMG]

    Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ



    [IMG]
    Chầu Lục và các cô hầu cận



    [IMG]

    Chầu Bé ( Đền Bắc Lệ)




    [IMG]
    Cô Bơ Thoải

    Nguồn: PhúcYên's
    http://hatvanvn.blogspot.com/2010/12/so-luoc-ve-tin-nguong-tho-mau-va-tamtu.html