(GS-TS Ngô Đức Thịnh) - Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt và một số tộc người khác, tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Đạo Mẫu) có vai trò và vị trí khá quan trọng, nó đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, do vậy, nó phổ biến khá rộng khắp, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi tới miền núi.
Từ Đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa Đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
Sau đây, chúng tôi trình bày những nét rất cơ bản của thứ tôn giáo tín ngưỡng này với tên gọi chung là Đạo Mẫu.
I. Từ Thờ Nữ Thần Đền Thờ Mẫu và Tam Tòa Thánh Mẫu (Đạo mẫu)
1. Từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu
Ở Việt Nam, chưa ai thống kê một cách hệ thống và đầy đủ các Nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng, tuy nhiên, không ngần ngại khi cho rằng việc thờ phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều dân tộc, ở đồng bang cũng như miền núi, hiện còn quan sát thấy ở cả nông thôn lẫn đô thị.
Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội chân biên”, in năm 1847 đời Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì đã có 17 là Tiên nữ. Còn trong cuốn sách “Các Nữ thần Việt Nam” viết đời nay, thì đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong sách: “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu, người ta cũng tìm thấy hơn 20 đền miếu thờ các nữ thần.
Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam, các vị nữ thần gần với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như Nữ thần Mặt Trời – Nữ thần Mặt Trăng, Bà Nữ Oa cùng ông Tử Tượng đội đá vá trời, đắp núi, khơi sông. Các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp (Tứ Pháp) cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được gắn với các Bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa…
Đến biểu tượng đất nước – quê hương – dân tộc cũng gắn với các Mẹ (Mẫu): Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương – xứ sở Pô Inh Nưga của người Chăm. Các Mẹ sản sinh ra các giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa, các Mẹ là tổ sư các nghề: dệt, tằm tang, làm muối, nghề mộc, làm bánh, ca công… Rồi phụ nữ ra trận “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’ đứng ra chấp chính quốc gia cũng trở thành các Nữ tướng – Nữ thần: Hai Bà Trưng, Triệu ẩu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, vợ ba Đề Thám. . .
Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh, được Triều đình ban sắc phong là “Thượng đẳng thần”, là Thành hoàng của nhiều làng, trong đó Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong “Tứ bất tử” của đất nước.
Trong các huyền thoại và truyền thuyết kể trên, có những cái xuất phát từ những thực tế lịch sử, tuy nhiên, không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Nhưng đó lại là thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thực tế này hoàn toàn có thể lý giải được trên cơ sở xem xét môi trường tự nhiên. đời sống sản xuất, chiến đấu, xã hội cổ truyền của người Việt và các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Từ Đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa Đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
Sau đây, chúng tôi trình bày những nét rất cơ bản của thứ tôn giáo tín ngưỡng này với tên gọi chung là Đạo Mẫu.
I. Từ Thờ Nữ Thần Đền Thờ Mẫu và Tam Tòa Thánh Mẫu (Đạo mẫu)
1. Từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu
Ở Việt Nam, chưa ai thống kê một cách hệ thống và đầy đủ các Nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng, tuy nhiên, không ngần ngại khi cho rằng việc thờ phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều dân tộc, ở đồng bang cũng như miền núi, hiện còn quan sát thấy ở cả nông thôn lẫn đô thị.
Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội chân biên”, in năm 1847 đời Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì đã có 17 là Tiên nữ. Còn trong cuốn sách “Các Nữ thần Việt Nam” viết đời nay, thì đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong sách: “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu, người ta cũng tìm thấy hơn 20 đền miếu thờ các nữ thần.
Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam, các vị nữ thần gần với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như Nữ thần Mặt Trời – Nữ thần Mặt Trăng, Bà Nữ Oa cùng ông Tử Tượng đội đá vá trời, đắp núi, khơi sông. Các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp (Tứ Pháp) cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được gắn với các Bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa…
Đến biểu tượng đất nước – quê hương – dân tộc cũng gắn với các Mẹ (Mẫu): Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương – xứ sở Pô Inh Nưga của người Chăm. Các Mẹ sản sinh ra các giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa, các Mẹ là tổ sư các nghề: dệt, tằm tang, làm muối, nghề mộc, làm bánh, ca công… Rồi phụ nữ ra trận “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’ đứng ra chấp chính quốc gia cũng trở thành các Nữ tướng – Nữ thần: Hai Bà Trưng, Triệu ẩu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, vợ ba Đề Thám. . .
Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh, được Triều đình ban sắc phong là “Thượng đẳng thần”, là Thành hoàng của nhiều làng, trong đó Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong “Tứ bất tử” của đất nước.
Trong các huyền thoại và truyền thuyết kể trên, có những cái xuất phát từ những thực tế lịch sử, tuy nhiên, không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Nhưng đó lại là thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thực tế này hoàn toàn có thể lý giải được trên cơ sở xem xét môi trường tự nhiên. đời sống sản xuất, chiến đấu, xã hội cổ truyền của người Việt và các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Trong hàng các nữ thần, một số vị được tôn vinh là Mẫu – Thánh Mẫu - Vương Mẫu - Quốc Mẫu… Như
vậy, Mẫu là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu. Về mặt
danh xưng “Mẫu’ là từ gốc Hán – Việt, còn thuần Việt là “Mẹ -
Mà’. Mẹ, Mụ là danh xưng chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào
đó, là tiếng xưng hô thân thiết của con cái với người đã sinh hạ ra
mình. Tuy nhiên, Mẹ, Mẫu còn bao hàm nghĩa rộng hơn mang tính tôn xưng,
tôn vinh: Mẹ Âu Cơ Mẫu Liễu, “Mẫu nghi thiên hạ”. . .
Tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu thường trên quan hệ tới các trường hợp sau:
- Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu nhất là Mẫu Tam phủ
- Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu
Liễu), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mẫu
Thiên Ya Na… - Các Thái hậu (Mẹ vua), Hoàng hậu (vợ vua), Công chúa (con gái vua) có tài năng, công đức, khi mất hiển linh và được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu, như Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ Lý Thần Tông, ỷ Lan, con gái Vua Hùng Nghị Vương thờ ở đền Cao Mại (Vinh Phú), Ỷ Lan – Mẫu nghi thiên hạ.
- Các trường hợp khác cũng tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu: Diệp Phu nhân – Quốc Mẫu – Thánh ân thờ ở đền Trần lên – Yên Bái. Thần núi Tam Đảo – Quốc Mẫu Sơn Thượng đẳng thần, Mẹ Thánh Gióng – Vương Mẫu. . .
Cùng hệ thống này ở miền Trung và nhất là Nam Bộ, một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu: Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), “chúa” Bà Chúa Xứ (Núi Sam), Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Sắt… Như vậy các Mẫu – Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng. “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.
2. Từ thờ mẫu đến Mẫu Tam phủ ‘ Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu)
Không nên đồng nhất hoàn toàn giữa thờ Mẫu với Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) mà từ thờ Nữ thần, thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ là bước phát triển về nhiều mặt. Tác nhân của sự phát triển ấy vừa có nhân tố nội sinh vừa có nhân tố ngoại sinh.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ so với tín ngưỡng thờ Mẫu thần nói riêng và thờ thần nói chung đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống. Trước nhất, vốn là một tín ngưỡng dân gian mang tính tản mạn, rời rạc, nay bước đầu quy về một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ (Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ), các hàng thần (Ngọc Hoàng – Mẫu – Quan – Chầu – ông Hoàng, Cô, Cậu…) tương đối rõ rệt. Một điện thần với trên 50 vị thần lớn nhỏ đều quy về vị Thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu, mặc dù trên Thánh Mẫu còn có Ngọc Hoàng, nhưng đó là lớp ảnh hưởng Đạo giáo sau này và nặng về hình thức.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước đầu đã chứa đựng ‘những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên – Miền trời, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) – Miền đất, Mẫu Thượng Ngàn – Miền đồi núi, Mẫu Thoải – Miền nước. Mẫu là một lực lượng sáng tạo và cai quản vũ trụ, đã hóa thân thành bốn, cai quản 4 miền của vũ trụ.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước dầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, - ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ Hầu bóng (lên đồng) và lễ hội kháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” là một điển hình.
Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, chúng ta đặc biệt chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi – giai đoạn xuất hiện Mẫu Liễu – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ.
Tất nhiên, sự xuất hiện của vị Thánh Mẫu này ở vào khoảng thế kỷ XVI vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa phản ảnh khát vọng của quần chúng nhân dân thời Lê mạt, một xã hội buôn bán, nhất là buôn bán chợ quê phát triển, gắn với vai trò của người phụ nữ; xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán, mà một trong biểu hiện của nó là các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Với vị Thần chủ này, Đạo Mẫu vốn là một tín ngưỡng gần với thiên nhiên, trời đất, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người, thân phận của con người nhất là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, theo gót người Việt tiền để “Mẫu hóa” các tín ngưỡng bản địa khác, vừa có cơ hội tập trung thành trung tâm thờ Mẫu lớn, như Phủ Dầy (Nam Định), Hòn Chén (Huê), Phủ Tây Hồ (Hà Nội).
Và cùng với sự xuất hiện vị thần chủ này, thì hệ thống điện thần, quan niệm nhân sinh và vũ trụ, đặc biệt là các nghi lễ – lễ hội càng thể hiện tính hệ thống hơn.
Tất nhiên, bên cạnh sự “lên khuôn”, hệ thống hóa nói trên, trong Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng, ma thuật, những sắc thái và biến dạng địa phương. . . khiến nhiều người mới bước vào tìm hiểu có cảm giác như lạc vào thế giới thần linh hỗn độn, phi hệ thống, tùy tiện.
Để từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển lên thành Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ thì ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta khá sớm, ít nhất là từ thời Bắc thuộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Nhà vua đã từng đứng ra phong cho các đạo sĩ, trong các trường thi cũng có các đề nói về Đạo giáo, nhiều người trong Hoàng tộc cũng là Đạo sĩ. Lý thuyết Lão gia đã ăn sâu vào ý thức của nhiều trí thức đương thời, nhiều phương thuật, ma thuật của Đạo Lão lan truyền trong nhân dân. Đến đời Lê Nho giáo thịnh hành, Lão giáo không được coi trọng, nhưng triết lý cũng như pháp thuật của nó không phải không lưu hành rộng rãi. Điển hình là việc vua Lê Thần Tông cho phép Trần Lộc lập ra Nội Đạo Tràng.
Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc về nhiều phương diện. Đó là các quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên, về quan niệm Tứ phủ – Tam phủ, một số vị Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu Đó còn là các truyện thần tiên huyền ảo, các phép thuật mang tính phù thủy để trừ ma tà… Ngay lễ Hầu bóng của Đạo Mẫu Việt Nam cũng không phải không chịu ảnh hưởng các hình thức lên đồng của đạo giáo Trung Quốc. Chính những ảnh hưởng này, một mặt giúp Đạo Mẫu “lên khuôn”, hệ thống hóa và bước đầu mang tính phổ quát nguyên lý Mẫu – Mẹ, nhưng mặt khác cũng làm tăng thêm tính ma thuật, phù thủy mà vốn trong dân gian đã từng tiềm ẩn.
Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một thứ Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.
- Các trường hợp khác cũng tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu: Diệp Phu nhân – Quốc Mẫu – Thánh ân thờ ở đền Trần lên – Yên Bái. Thần núi Tam Đảo – Quốc Mẫu Sơn Thượng đẳng thần, Mẹ Thánh Gióng – Vương Mẫu. . .
Cùng hệ thống này ở miền Trung và nhất là Nam Bộ, một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu: Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), “chúa” Bà Chúa Xứ (Núi Sam), Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Sắt… Như vậy các Mẫu – Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng. “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.
2. Từ thờ mẫu đến Mẫu Tam phủ ‘ Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu)
Không nên đồng nhất hoàn toàn giữa thờ Mẫu với Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) mà từ thờ Nữ thần, thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ là bước phát triển về nhiều mặt. Tác nhân của sự phát triển ấy vừa có nhân tố nội sinh vừa có nhân tố ngoại sinh.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ so với tín ngưỡng thờ Mẫu thần nói riêng và thờ thần nói chung đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống. Trước nhất, vốn là một tín ngưỡng dân gian mang tính tản mạn, rời rạc, nay bước đầu quy về một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ (Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ), các hàng thần (Ngọc Hoàng – Mẫu – Quan – Chầu – ông Hoàng, Cô, Cậu…) tương đối rõ rệt. Một điện thần với trên 50 vị thần lớn nhỏ đều quy về vị Thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu, mặc dù trên Thánh Mẫu còn có Ngọc Hoàng, nhưng đó là lớp ảnh hưởng Đạo giáo sau này và nặng về hình thức.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước đầu đã chứa đựng ‘những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên – Miền trời, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) – Miền đất, Mẫu Thượng Ngàn – Miền đồi núi, Mẫu Thoải – Miền nước. Mẫu là một lực lượng sáng tạo và cai quản vũ trụ, đã hóa thân thành bốn, cai quản 4 miền của vũ trụ.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước dầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, - ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ Hầu bóng (lên đồng) và lễ hội kháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” là một điển hình.
Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, chúng ta đặc biệt chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi – giai đoạn xuất hiện Mẫu Liễu – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ.
Tất nhiên, sự xuất hiện của vị Thánh Mẫu này ở vào khoảng thế kỷ XVI vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa phản ảnh khát vọng của quần chúng nhân dân thời Lê mạt, một xã hội buôn bán, nhất là buôn bán chợ quê phát triển, gắn với vai trò của người phụ nữ; xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán, mà một trong biểu hiện của nó là các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Với vị Thần chủ này, Đạo Mẫu vốn là một tín ngưỡng gần với thiên nhiên, trời đất, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người, thân phận của con người nhất là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, theo gót người Việt tiền để “Mẫu hóa” các tín ngưỡng bản địa khác, vừa có cơ hội tập trung thành trung tâm thờ Mẫu lớn, như Phủ Dầy (Nam Định), Hòn Chén (Huê), Phủ Tây Hồ (Hà Nội).
Và cùng với sự xuất hiện vị thần chủ này, thì hệ thống điện thần, quan niệm nhân sinh và vũ trụ, đặc biệt là các nghi lễ – lễ hội càng thể hiện tính hệ thống hơn.
Tất nhiên, bên cạnh sự “lên khuôn”, hệ thống hóa nói trên, trong Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng, ma thuật, những sắc thái và biến dạng địa phương. . . khiến nhiều người mới bước vào tìm hiểu có cảm giác như lạc vào thế giới thần linh hỗn độn, phi hệ thống, tùy tiện.
Để từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển lên thành Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ thì ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta khá sớm, ít nhất là từ thời Bắc thuộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Nhà vua đã từng đứng ra phong cho các đạo sĩ, trong các trường thi cũng có các đề nói về Đạo giáo, nhiều người trong Hoàng tộc cũng là Đạo sĩ. Lý thuyết Lão gia đã ăn sâu vào ý thức của nhiều trí thức đương thời, nhiều phương thuật, ma thuật của Đạo Lão lan truyền trong nhân dân. Đến đời Lê Nho giáo thịnh hành, Lão giáo không được coi trọng, nhưng triết lý cũng như pháp thuật của nó không phải không lưu hành rộng rãi. Điển hình là việc vua Lê Thần Tông cho phép Trần Lộc lập ra Nội Đạo Tràng.
Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc về nhiều phương diện. Đó là các quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên, về quan niệm Tứ phủ – Tam phủ, một số vị Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu Đó còn là các truyện thần tiên huyền ảo, các phép thuật mang tính phù thủy để trừ ma tà… Ngay lễ Hầu bóng của Đạo Mẫu Việt Nam cũng không phải không chịu ảnh hưởng các hình thức lên đồng của đạo giáo Trung Quốc. Chính những ảnh hưởng này, một mặt giúp Đạo Mẫu “lên khuôn”, hệ thống hóa và bước đầu mang tính phổ quát nguyên lý Mẫu – Mẹ, nhưng mặt khác cũng làm tăng thêm tính ma thuật, phù thủy mà vốn trong dân gian đã từng tiềm ẩn.
Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một thứ Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra sơ đồ về Đạo Mẫu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét