Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Tìm hiểu gốc gác và niên đại Hùng Vương

Dẫn nhập:

Vào thập niên 70 thế kỷ trước, từ những phát hiện mới về văn hóa Đông Sơn, giới sử học Việt Nam đã đưa thời đại Hùng Vương từ truyền thuyết vào chính sử. Tuy nhiên, vì chưa đủ tự tin, các sử gia đã nương theo cổ thư Trung Hoa, bỏ niên đại truyền thuyết (2879 TCN) để cho rằng thời Hùng vương vào khoảng 1000 – 800 năm TCN. Mặt khác cũng chưa cho biết, nguồn gốc các vua Hùng từ đâu ra. Vì vậy, thời Hùng Vương vẫn gây hoài nghi, như nhận xét có phần mỉa mai của nhà sử học người Mỹ gốc Việt Tạ Chí Đại Trường trên tạp chí Xưa&nay số 378, tháng 4 năm 2011:

“Các biến động mới cùng sự thất bại không thú nhận của việc nối kết thành quả khảo cổ học với thời Hùng Vương ở miền Bắc, khiến cho vấn đề lại buông thả cho cảm tính, cho những khẩu hiệu chính trị cấp thời của sử học…”

Công bằng mà nói, hạn chế trên không chỉ thuộc riêng các nhà khoa học Việt Nam mà là giới hạn của tri thức nhân loại ở thế kỷ cũ. Ngay cả Meacham (1), của Hội Khảo cổ học Hồng Kông, trong công trình lớn về Bách Việt cũng chưa lý giải thỏa đáng vấn đề.

Chỉ sang thế kỷ XXI, nhờ công nghệ di truyền, nhiều vấn đề về tiền sử loài người dân dần được sáng tỏ.

Kết nối những tri thức di truyền học mới nhất về cội nguồn dân cư Đông Á với những tài liệu khảo cổ, cổ nhân và văn hóa học đã có, tôi đưa ra nhận định sau về gốc gác vua Hùng và niên đại thời Hùng Vương.

 
Từ truyền thuyết…

Dường như chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng truyền thuyết Đế Minh phong vương chia đất cho con. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, người con trưởng của Lạc Long Quân là Hùng vương lập nước Văn Lang, “phía bắc là Động Đình Hồ, tây giáp Ba Thục, phía đông giáp biển Đông, nam giáp nước Hồ Tôn,” đóng đô ở Châu Phong.

Ngọc phả đền Hùng ghi: “Những người từ biển đổ bộ vào vùng Rào Rum, Ngàn Hống. Họ rất hiền lành nên được mọi người tiếp đón rồi bầu người tài giỏi nhất trong bọn họ làm vua, hiệu là Hùng vương, lúc đầu đóng đô ở Nghệ An, sau dời lên vùng Hạc Trắng.”

Một câu ca phổ biến trong dân gian Việt:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra.


Truyền thuyết không phải là lịch sử nhưng là ký ức của cộng đồng dân cư về những sự kiện quan trọng xảy ra trong quá khứ. Như vậy, có dấu vết trong ký ức dân tộc cho thấy, cội nguồn người Việt gắn bó với đất Trung Hoa, từ Ngũ Lĩnh tới vùng Sơn Đông. Ký ức cũng ghi nhận có cuộc di cư bằng thuyền của tổ tiên chúng ta vào Nghệ An.

Tới khảo cổ…

Khảo sát sưu tập 76 sọ cổ phát hiện ở Việt Nam từ thời Đồ Đá tới thời Đồ Đồng, giới nhân chủng học xác nhận:

    Thoạt kỳ thủy, trên đất nước ta có mặt hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau, cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc nhóm loại hình Australoid.
    Suốt thời kỳ Đồ Đá, từ di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước, trên toàn Đông Nam Á không có người Mongoloid mà độc tôn nhóm loại hình Australoid.
    Sang thời Đồ Đồng, người Australoid biến dần khỏi nước ta. Người Mongoloid xuất hiện và giữ vai trò chủ thể, không biết do nhập cư hay đồng hóa? (2)

Tại khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, khai quật đầu năm 2005, phát hiện 30 di hài của người Australoid và Mongoloid được chôn chung. Các nhà khảo cổ kết luận: “Cho tới 2.000 năm TCN, quá trình Mongoloid hóa dân cư Việt Nam hoàn thành.” (3)

Như vậy là, có sự xâm nhập của người Mongoloid vào Việt Nam. Họ từ đâu tới và vào thời gian nào? Cho đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhiều người đoán định là từ phương Bắc. Nhưng từ nơi chốn cụ thể nào còn là bí ẩn. Chính điều này dẫn tới ý tưởng: người Hán đồng hóa người Việt vào thời Bắc thuộc!

Di truyền học vào cuộc…
Ngày 19. 9. 1998, tờ Los Angeles Times đưa bản tin làm chấn động giới khoa học Mỹ: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới Việt Nam khoảng 60
.000 -70.000 năm trước. Sau đó họ đi lên Trung Quốc rồi vượt eo Berinh sang châu Mỹ.” (4)

Đó là những dòng trích từ Dự án Đa dạng di truyền người Trung Quốc, của nhóm 14 nhà nghiên cứu do Giáo sư Y. Chu, nhà di truyền học gốc Hoa của Đại học Texas, lãnh đạo, sau nhiều năm làm việc bằng số tiền 1.000.000 USD do Quỹ Phát triển Khoa học tự nhiên Trung Quốc tài trợ.

Cụ thể hơn, Giáo sư Y. Chu cho biết: “Tới Việt Nam, họ hòa huyết, tăng số lượng. Khoảng 50.000 năm trước, di cư tới châu Úc và các hải đảo Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, khi khí hậu phía bắc thuận lợi hơn, họ đi lên Trung Quốc và 30.000 năm trước, vượt qua các cầu đất của eo Berinh, sang chiếm lĩnh châu Mỹ.” (5)

Một nghiên cứu khác của S.W. Ballinger cho thấy: “Người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á đi lên.” (6)

Từ thông tin này, có thể đoán rằng, ngoài những nhóm gặp gỡ, hòa huyết với người Australoid, còn có những nhóm nhỏ Mongoloid di cư riêng rẽ tới Tây Bắc Việt Nam rồi khi thời tiết ấm lên, đã theo đường Ba Thục tới sống ở Tây Bắc Trung Quốc, bảo tồn nguồn gen Mongoloid, sau này được gọi là chủng Mongoloid phương Bắc. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt chủng Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid) 40.000 năm tuổi trên đất Mông Cổ xác nhận điều này. Từ săn bắn hái lượm, khoảng 10.000 năm trước, khi băng hà tan, vùng Gô-bi thành đồng cỏ, họ chuyển sang du mục.

Nối kết những thông tin trên với tư liệu nhân chủng sẵn có, ta nhận thấy:

    Người tiền sử từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70.000 năm trước gồm hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Con số 70.000 năm là chắc chắn vì phát hiện bộ xương người Mongoloid ở Lưu Giang, Quảng Tây 68.000 tuổi.
    Người Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Về nguyên lý, chủng Indonesian phải là Mongoloid điển hình. Nhưng do số lượng Australoid áp đảo, sự hòa huyết giữa con cháu họ diễn ra tiếp tục sau đó khiến cho yếu tố Mongoloid lặn, còn Australoid trội, trở thành độc tôn suốt thời Đồ Đá. Do tỷ lệ máu Mongoloid cao trong chủng Indonesian nên khi đo sọ xảy ra lầm lẫn, cho là thuộc chủng Mongoloid. (7)

Do thời Đồ Đá ở Đông Nam Á, cả đất liền, hải đảo, lẫn châu Úc và tiểu lục địa Ấn Độ không có người Mongoloid nên có thể khẳng định, người Mongoloid chỉ có thể từ phía bắc xuống. Vấn đề là từ địa điểm cụ thể nào?

Khảo sát bản đồ dân cư Đông Á cổ đại, ta thấy, ngoài chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sống ở Tây Bắc Trung Quốc và đất Mông Cổ, còn có hai địa điểm xuất hiện chủng Mông Cổ phương Nam (South Mongoloid) khoảng 5.000 năm TCN là ở di chỉ Ngưỡng Thiều, huyện Thằng Trì tỉnh Hà Nam và Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang.

Câu hỏi tiếp: trong bối cảnh toàn bộ vùng Đông Á độc tôn chủng Australoid thì hai khối dân cư khác chủng này từ đâu ra?

Giả định sự hình thành hai khối dân cư này như sau:

Ngưỡng Thiều, vùng hoàng thổ nam sông Hoàng Hà, có người Việt sinh sống từ rất sớm. Tại di chỉ Bán Pha 2 gần Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, người ta tìm thấy bình gốm 12.000 năm tuổi, có khắc chữ cổ, gần về tự dạng với chữ trên giáp cốt đời nhà Thương. Rất có thể từ thời này, tổ tiên chúng ta đã đưa cây kê lên trồng ở đây.

Mùa khô, một bộ phận dân du mục Mông Cổ tập trung về bờ bắc Hoàng Hà chăn thả gia súc. Như bản tính dân du mục, họ thường xuyên vượt sông cướp phá dân Việt phía nam. Cố nhiên sự hiếp tróc xảy ra và những đứa trẻ lai Mông-Việt ra đời. Qua hàng ngàn năm như thế, số lượng người lai tăng lên và khoảng 5.000 năm TCN chiếm ưu thế trong dân cư Ngưỡng Thiều. (6)

Ở Hà Mẫu Độ có thể điễn ra tình hình sau: khoảng 40.000 năm trước, có những nhóm riêng lẻ Mongoloid, từ Việt Nam theo ven biển đi tới vùng cửa sông Dương Tử (8) rồi dừng lại, sống biệt lập thời gian dài bằng săn bắn, hái lượm mà nghề quan trọng là đánh cá. Khoảng 5000 năm TCN, người Việt Indonesian (Lạc Việt) mở rộng cư trú ra vùng này, đem nghề nông tới. Họ gặp người Mongoloid bản thổ, hòa huyết, cho ra lớp người Mongolod phương Nam. Cũng như trên vùng Ngưỡng Thiều, nhân số người lai Mongoloid phương Nam tăng lên, trở thành chủ nhân văn hóa Hà Mẫu Độ.

Truyền thuyết cũng như chính sử Trung Quốc ghi nhận, khoảng 2600 năm TCN, họ Hiên Viên thống lĩnh các bộ lạc du mục Mông Cổ tấn công liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân ở Trác Lộc trên sông Hoàng Hà. Lãnh tụ quân Việt Đế Lai (Si Vưu) tử trận, quân du mục tràn vào chiếm vùng hoàng thổ, tôn Hiên Viên làm Hoàng đế với nghĩa vua của vùng hoàng thổ.

Nối kết sự kiện này với những tư liệu hiện có, ta hình dung kịch bản sau:

Việc xâm lăng của quân du mục diễn ra dai dẳng hàng nghìn năm. Quân Việt thường xuyên đánh trả, ngăn bước kẻ xâm lược. Trác Lộc là trận lớn, mang tính chiến lược quyết định. Sự bại trận của dân nông nghiệp như là hệ quả tất yếu của cuộc sống. Nhận thức được điều này, Lạc Long Quân, trị vì nước Xích Quỷ, chuẩn bị phương án chiến lược là chuyển về hậu phương phía nam lập kế lâu dài. Vì vậy, sau khi Đế Lai hy sinh, ông và bộ phận tinh hoa của quân dân Việt lên thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển rồi theo gió mùa đông bắc xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ An. Do cùng nòi giống và tiếng nói – có lẽ là ngôn ngữ Môn-Khmer như khoa học xác định sau này, đoàn thuyền nhân của Lạc Long Quân được người bản địa tiếp nhận, như được ghi trong Ngọc phả Đền Hùng.

Trong đoàn quân của Lạc Long Quân có người Mongoloid phương Nam. Tại Việt Nam, họ hòa huyết với người Australoid địa phương, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới. Việc lai giống xảy ra như phản ứng dây chuyền, khiến cho số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên. Về mặt di truyền học, ta biết rằng, người Indonesian, chủng đa số trong dân cư Việt (Lạc Việt), vốn có tỷ lệ máu Mongoloid cao. Sau nhiều năm bị lặn dưới ưu thế của yếu tố Australoid, nay được bổ sung, dù chỉ lượng không nhiều gen Mongoloid, cũng làm cuộc lội ngược dòng, dẫn tới sự trội của gen Mongoloid. Vì vậy, sự chuyển hóa sang Mongoloid trở nên dễ dàng.

Một vấn đề được đặt ra: người Mongoloid phương Nam này là người Ngưỡng Thiều hay Hà Mẫu Độ? Trong một vài bài viết trước, tôi cho là người Ngưỡng Thiều. Nhưng sau khi tham khảo nhiều nghiên cứu di truyền học về sự hình thành người Austranesian, cho thấy, đó chính là người Hà Mẫu Độ (9). Người Hà Mẫu Độ là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước phát triển cao, đồng thời cũng là những tay đi biển cừ khôi, tham gia mạng lưới buôn bán ngọc quanh Biển Đông, tới Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia khoảng 5.000 năm trước (10). Khoảng thời gian này, họ di cư theo bờ biển xuống Việt Nam rồi tới Mã Lai, Indonesia. Việc phát hiện văn hóa kiểu Hà Mẫu Độ ở Philippine ủng hộ những khám phá di truyền học, khẳng định có sự di cư này (11).

Hà Mẫu Độ thuộc địa bàn nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân. Người Hà Mẫu Độ vốn là dân đi biển giỏi, sẽ giữ vai trò chủ lực trong hạm đội của liên quân Việt. Vì vậy, việc họ có mặt trong đoàn di dân của Lạc Long Quân là điều dễ hiểu. Nhiều tài liệu di truyền học cho thấy khoảng 5000 năm trước đã có sự di cư của người Hà Mẫu Độ xuống phía nam. Cuộc xâm lăng của Hiên Viên đẩy nhanh quá trình này.

Những phân tích trên cho thấy, lịch sử tộc Việt có hai thời kỳ:

- Thời kỳ đầu, khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ Australoid từ đất Việt đi lên khai phá Trung Hoa.

- Thời kỳ sau, khoảng 2.600 năm TCN, người Việt từ lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử trở về Việt Nam dựng nước Văn Lang. Người trở về mang theo nguồn gen Mongoloid phương Nam, làm chuyển hóa đại bộ phận dân cư Việt Nam thành người Việt hiện đại. Do vậy, có thể kết luận là,

“người trở về đã chuyển hóa di truyền dân cư Việt mà không phải là sự đồng hóa.”

Sự kiện này phù hợp với câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra. Khi trở về Việt Nam, tổ tiên của chúng ta ghi nhớ nơi phát tích trực tiếp là Núi Thái, sông Nguồn vùng Sơn Đông nên đặt thành câu ca truyền đời cho con cháu. Cũng như truyền thuyết, câu ca mang vẻ bí ẩn. Nhưng về mặt tâm linh, một số người trong chúng ta cảm nhận rằng, núi ấy, sông ấy có gì đó gắn bó với tổ tiên mình. Nay tôi đoán rằng, do sống quá lâu, khoảng 40.000 năm trên đất Bắc, tổ tiên trực tiếp của chúng ta Kinh Dương vương, Lạc Long Quân chỉ biết tới Phục Hy, Thần Nông vùng Thái Sơn mà không biết tới gốc gác xa hơn. Nay, trong điều kiện mới của trí tuệ nhân loại, ta khám phá ra dòng chảy liên tục của lịch sử nòi giống Việt, bắt đầu từ 70.000 năm trước…

Kết luận

Có thể nhận định như sau:

- Vua Hùng là người Việt cư trú ở vùng Sơn Đông, nơi có Núi Thái, Sông Nguồn, một trong bốn trung tâm của người Việt trên địa bàn Trung Hoa cổ.

- Vua Hùng về Việt Nam và lên ngôi khoảng 2.600 năm TCN, tương đương với thời điểm họ Hiên Viên lập vương triều Hoàng đế. Niên đại này không xa với niên đại năm Nhâm Tuất 2879 trong truyền thuyết, là năm Kinh Dương Vương lên ngôi. Điều này cho thấy, truyền thuyết gần với sự thật lịch sử.

Phân trích trên chứng tỏ, từ Sơn Vi qua Hòa Bình, Phùng Nguyên, dân cư trên đất Việt Nam là người Việt cổ, thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời Đồ Đồng, dân cư Việt Nam là người Việt hiện đại, chủng Mongoloid phương Nam. Sự chuyển hóa này do người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ vùng Ngũ Lĩnh di cư xuống, hòa huyết với người tại chỗ trong thời gian lâu dài. Hoàn toàn không có chuyện người Mongoloid nhập cư lớn, chiếm đất, tiêu diệt, xua đuổi người bản địa Nguyên Đông Dương như có ý kiến đề xuất trước đây.

Như vậy, cả về dân cư, cả về văn hóa trên đất Việt Nam là liên tục hơn 30.000 năm qua. Điều này cũng chứng tỏ, không hề có chuyện người Việt bị Hán hóa trong thời kỳ Bắc thuộc. Sự thật là, hơn 2.000 năm, trước khi quân của Lộ Bác Đức tiến vào Nam Việt, người Việt và người Hoa Hạ đã cùng chủng Mongoloid phương Nam.
 
Văn Thùy _tháng Tư năm 2011 
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2978&Itemid=99999999

                                                   Tài liệu tham khảo:

1. William Meacham. Defining the Hundred Yue. Hong Kong Archaeological Society.
2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á, Hà Nội, 1983
3. Rosslyn Beeby. Research, Conservation and Science Reporter. The Canberra Times, 10 Feb. 2005,
http://www.iol.co.za/index.php?set_id=1&click_id=588&art_id=qw1108019521878B213
4.Jin Li. Los Angeles Times 29.9.1998.
5 Chu, J. Y. et al, Genetic relationship of populations in China, Proc. Natl. Acad. Sci, USA 95, 11763-11768 (1998).
6. S. W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid
migration. Genetic 1992 số 130 Tr.139-45
7. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. Văn học, 2008
8. Stephen Oppenheimer - Out of Eden Peopling on the World http://www.bradshawfoundation.com/journey/introduction.html
9. Wilhelm G. Solheim II, The Nusantao hypothesis: The origins and spread of Austronesia speakers, Asian Perspective
XXVI, 1984-1985, pp. 77-78.
10. Wilhelm G. Solheim II, Taiwan, Coastal South China, and Northern Vietnam and The Nusantao Maritime Trading
Network, Journal of East Asian Archeology, JEAA, Vol. 2, No. 1-2, 2000, pp. 273-284.
11. Stephen Oppenheimer, The ‘Express Train from Taiwan to Polynesia’: on the congruence of proxy lines of evidence,
World Archaeology Vol. 36(4): 591 – 600 Debates in World Archaeology, 2004.

Phát hiện chữ Việt cổ ở Quảng Tây




 Bài viết của Hà Văn Thùy :
Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website  news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau


“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

 Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy.

Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.


                                             Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.”

Thật là tin vui lớn nhưng với tôi không quá bất ngờ vì rằng, khi tìm hiểu chữ Việt cổ, tôi đã biết những sự kiện sau:

    1. Văn bản chữ tượng hình của người Việt cổ trên bình gốm tại di chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, có tuổi 12000 năm.
    2. Chữ tượng hình khắc trên yếm rùa tại di chỉ Giả Hồ tình Hà Nam Trung Quốc có tuổi 9000 năm.
    3. Một số chữ tượng hình cổ phát hiện ở Sơn Đông, nơi cư trú trước đây của người Việt cổ
    4. Chữ tượng hình được gọi là chữ Thủy của người Thủy tộc,  một bộ lạc  Việt với 250000 người, hiện sống ở Quý Châu.

Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được  phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt
Điều đáng chú ý là, chữ Bán Pha và Giả Hồ gợi nhớ tới Giáp cốt và Kim văn. Nhờ vậy, khi đối chiếu với Giáp cốt văn, các nhà chuyên môn đã đọc được văn bản trên bình gốm Bán Pha 2.

                                         Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt
 
So sánh tự dạng thì thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ tượng hình ở di chỉ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn chữ trên Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép  giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể bắt đầu từ Bãi đá Sapa đi lên. Do ở thời kỳ sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Do có tuổi muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Phải chăng chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Và phải chăng, sau thời gian này, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa trong vương triều Chu cùng các nhà nước kế nhiệm chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa.
Điều này cho thấy Giáp cốt và Kim văn là của người Lạc Việt.

Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau:
Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những văn tự của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.


        Bản đồ phân bố xẻng đá lớn [www.luoyue.net]

Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.

                                                                     
Ngày 17. 1. 2012
1. Lê Trọng Khánh. Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu (NXB Từ điển bách khoa, 2010)

2. Hà Văn Thùy . Bản thông điệp 12000 năm của tổ tiên người Việt. http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5023


4. Los Angeles Times, September. 29. 1998: “Thành Thang, ông vua đầu tiên của Trung Quốc được ghi nhận có nước da đen bóng. Lão tử triết gia nổi tiếng của Trung Quốc cũng có da đen.” (The Shang, for example, China’s first dynasts are described as having "black and oily skin". The famous Chinese sage Lao-Tze was "black in complexim".
5. Bản tin được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại:  (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/) :

Có cần phải viết lại tên Bách Việt? 
Ngày 3/3/2012

Ý tưởng “Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, đuổi người Việt chạy qua sông Dương Tử, sau đó chế ra chữ Việt bộ Tẩu để nhạo báng kẻ thua trận” không chỉ có ở Tiến sĩ Nguyễn Đại Việt mà từ lâu xuất hiện dai dẳng ở nhiều người khác. Tiếc rằng đó là một ý tưởng mang tính tự kỷ ám thị tệ hại nhất của người Việt dựa trên sự thiếu hiểu biết về lịch sử và ngôn ngữ Việt.

1.    Về phương diện lịch sử. 

Sang thế kỷ này, bằng việc kết nối những khám phá di truyền nhân học với những tri thức khảo cổ học, cổ nhân học và văn hóa học, chúng ta biết rằng, người vượt sông Hoàng Hà chiếm đất Bách Việt 4600 năm trước là chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mogoloid). Tuy chiến thắng nhưng do số người ít và văn hóa chưa phát triển, vào Trung Nguyên, người du mục Mông Cổ bị người Việt đồng hóa cả về di truyền lẫn văn hóa. Do chung đụng với người Việt, lớp con lai Mông - Việt ra đời, tự nhận là người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ học văn hóa của tổ tiên Bách Việt và dần dần thay thế lớp cha ông Mông Cổ thuần chủng, cai trị các vương triều Hoàng Đế. Nhưng từ đời Nghiêu, Thuấn cho tới Hạ, Thương, vương triều chuyển qua tay người Việt. Người Hoa Hạ chỉ giành lại vương vị vào thời Chu. Tuy xưng bá nhưng nhà Chu bị kẹp giữa những quốc gia Việt hùng mạnh: Ba Thục phía tây, Ngô, Việt, Sở phía đông và Văn Lang phía nam. Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, gồm thu đất đai, con người và văn hóa của khối dân cư Việt khổng lồ vào đế quốc Trung Hoa. Diệt nhà Tần, Lưu Bang, một người Việt bên sông Hòn cùng những hào kiệt người Việt khác như Anh Bố, Quý Bố lập ra vương triều với tên Việt là Hòn, chỉ tới đời Đường mới gọi là Hán theo quan thoại thời đó.

Như vậy, huyền thoại “người Hán vượt Hoàng Hà vào chiếm đất rồi đuổi người Việt chạy vượt sông Dương Tử” là sai lầm, ngộ nhận đã bị thực tế lịch sử bác bỏ!


2.    Về phương diện ngôn ngữ 

Cho tới cuối thế kỷ trước, từ học giả thế giới tới Việt Nam tin như đinh đóng cột rằng, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Trung Hoa. Nhưng tới năm 2006, bằng khảo cứu không thể phản bác của mình, tôi chứng minh rằng: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa.”

Sau đó, từ năm 2009, bằng loạt bài viết đầy thuyết phục như Phát hiện lại Việt nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn và nhiều bài khác, nhà nghiên cứu Đỗ Thành công bố hàng trăm hàng ngàn chứng cứ cho thấy, tiếng Việt từ Việt Nam theo người di cư lên phía nam Dương Tử thành tiếng Mân Việt, Đông Việt, Việt Quảng Tây, Hải Nam… Từ đây, theo chân người Việt, tiếng Việt vào Trung Nguyên, là chủ thể tạo thành ngôn ngữ Trung Hoa. Từ thời Chu, Khổng Tử coi tiếng của phương Nam là tiếng chuẩn mực nên gọi là Nhã ngữ. Thời Tần thống nhất ngôn ngữ theo Nhã ngữ của phương Nam.

Từ những phát hiện văn bản chữ tượng hình trên bình gốm Bán Pha 2, cách nay 12000 năm; chữ tượng hình mang nội dung bói toán, cúng tế trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ 9000 năm trước và văn tự của bộ lạc Thủy với 250000 người hiện sống ở Quảng Tây, tôi tiên liệu rằng, chính người Lạc Việt – chủng Indinesian, giữ vị trí lãnh đạo dân cư Đông Á về xã hội và ngôn ngữ - đã sáng tạo chữ vuông tượng hình.

Đầu năm nay, đàn cúng tế của người Lạc Việt ở di chỉ Cảm Tang Quảng Tây (4000 tới 6000 năm trước) với hàng ngàn mảnh rìu đá (còn được gọi là xẻng đá) khắc ký tự tượng hình nói về cúng tế và bói toán được phát hiện. Kết nối ký tự Cảm Tang với văn bản Bán Pha, ký tự Giả Hồ và Giáp cốt-Kim văn Ân Khư, cho thấy một quá trình sáng tạo liên tục của chữ tượng hình trên đất Trung Hoa mà chủ nhân của nó là người Lạc Việt. Từ đó có thể đưa ra nhận định: Giáp cốt và Kim văn là sáng tạo văn tự của người Lạc Việt. Sang thời Chu, chữ tượng hình vốn khắc trên yếm rùa, xuơng thú, đồ đồng được chuyển thành chữ viết trên lụa và thẻ tre. Thời Tần, Hán, trí thức Hoa Việt cùng nhau cải tiến chữ viết tượng hình thành chữ của nhà Hán. Như vậy, chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa!

Do người Việt sáng tạo nên trong chữ tượng hình Lạc Việt có vô số chữ Việt: Nhật (日) là Việt, Nguyệt (月) là Việt, thậm chí Hán (漢) cũng là Việt…

Chữ Việt trên gươm của Câu Tiễn phía bên trái gồm chữ Nhật với nghĩa Việt phía trên còn phía dưới chữ Long (rồng) là chữ duy nhất biểu trưng cho vương vị của Việt vương.

Trong vô số chữ Việt hiện có, nhiều học giả xác định, có ba chữ là tên gọi của  tộc Việt.
Đầu tiên là Việt - người cầm rìu (戉). Chữ này có thể xuất hiện trước 15000 năm cách nay, khi người Việt sáng tạo ra rìu đá mài, công cụ lao động ưu việt nhất của nhân loại thời đó.

Chữ Việt thứ hai, vẫn quen gọi là chữ Việt bộ Mễ (粵) là tên gọi của tộc Việt xuất hiện sau 15000 năm cách nay, khi người Việt thuần hóa được cây lúa nước, phát minh quan trọng nhất của lịch sử nhân loại. Chữ này hiện được dùng để gọi người Việt phía nam Dương Tử.

Chữ Việt bộ Tẩu (越) được dùng làm tên của tộc Việt vào thời Đồ đồng. Là người đầu tiên phát minh kỹ thuật đúc đồng, làm trống đồng, rồi vũ khi mà tiêu biểu là chiếc qua trong chinh chiến, hình tượng chiến binh cầm qua đồng truy đuổi kẻ thù được dùng làm biểu trưng cho người Việt.

Căn cứ vào tự dạng thì hình tượng người cầm qua chạy có hai nghĩa tương phản: chạy tới là tiến công còn chạy lui là trốn tránh. Do vậy, chỉ áp cho nó duy nhất nghĩa bỏ chạy là không đúng. Nếu việt là trốn chạy thì giải thích thế nào về những chữ như ưu việt nói về phẩm chất vượt trội, việt vị nói việc chạy vượt qua mốc quy định. Mặt khác, trong Hán ngữ, nói về việc chạy trốn, đã có chữ Đào (逃).

Điều này cho thấy, từ lịch sử tới ngữ nghĩa, chữ Việt hoàn toàn không có nghĩa trốn chạy mà mang nghĩa tích cực của sự tiến công, tiến bộ, vượt trội.

3.    Kết luận

Trước đây, do không hiểu đúng lịch sử của tộc Việt nên một số trí thức yếm thế gán cho chữ Việt bộ Tẩu cái nghĩa người cầm qua bỏ chạy. Đó là sự ngộ nhận mang tính tự kỷ ám thị bi thảm không chỉ về lịch sử mà còn về ngôn ngữ.

Nay, nhờ khoa học nhân loại, sự thật đã sáng tỏ: tổ tiên ta không chỉ sinh ra người Hoa Hạ mà còn trao cho họ nền văn hóa Việt rực rỡ, trong đó có tiếng nói và chữ viết. Cùng với hình tượng người cầm qua, chữ Việt bộ Mễ, chữ Việt bộ Tẩu cũng do chính tổ tiên chúng ta sáng tạo. Đó là chữ chính danh khẳng định sự ưu việt của Tổ tiên không chỉ của 90 triệu người Việt Nam mà còn của hàng trăm triệu đồng bào đang sống ở nam Dương Tử, những người mang dòng máu Việt, vẫn nhớ cội nguồn Việt và giữ gìn tiếng nói cùng nhiều vốn quý của văn hóa Việt!

Đáng tiếc là vẫn còn một số người vô tình hay hữu ý bưng tai nhắm mắt trước những phát hiện lịch sử mới. Như người bệnh tưởng, họ tự giam mình trong cõi vô minh rồi buồn tủi, than thân trách phận về căn bệnh giả tưởng!

Cố gắng viết lại chữ Việt thể hiện cái tâm đáng trân trọng. Nhưng việc làm này không chỉ vô nghĩa đối với khoa học mà còn gây nhiễu tâm trí những người nhẹ dạ, cả tin, tiếp tục giam hãm họ trong vòng ngu dân.

Một lần nữa, xin khẳng định: chữ Việt bộ Tẩu do chính tổ tiên chúng ta sáng tạo, không chỉ là biểu trưng của vinh quang quá khứ, mà bằng minh triết của mình, người Việt sẽ giữ vị trí hàng đầu dẫn dắt nhân loại đi lên trong thiên niên kỷ mới. Vì vậy chữ Việt (越) không có lý do gì phải viết lại!    

http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=contentbyauthor&author=HaVanThuy&name=H%C3%A0%20V%C4%83n%20Th%C3%B9y

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH

                                                                                                                            Hà Văn Thùy
 
I. THỬ ĐÁNH GIÁ SỰ NGHIỆP KIM ĐỊNH.
Đến nay, Kim Định cùng học trò của ông đã cho xuất bản 42 tác phẩm do ông sáng tác, ước chừng 8000 trang in. Đấy quả là cả một rừng chữ. Không viết theo lối hàn lâm, Kim Định có cách viết riêng của mình. Ông viết trên những mảnh giấy ¼ khổ A4, dùng làm bài giảng cho sinh viên, sau đó cho in thành sách. Do cách viết như vậy mà những ý tưởng của ông thường không giải quyết dứt điểm ở từng tác phẩm mà như dòng chảy, chúng xuất hiện hết cuốn này sang cuốn khác với độ đậm nhạt khác nhau, ngày càng sáng rõ hơn. Cách viết này lại được thể hiện bằng văn phong ông già kể chuyện xưa khi uyên bác, lúc bình dân điểm xuyết bằng những dòng trửng giỡn giầu chất uy-mua. Vì vậy đọc sách của ông, người đọc không cảm thấy cái nặng nề thường có ở sách khảo cứu mà bị cuốn theo cách kể chuyện rất có duyên của một bậc thầy. Nhưng cũng do cách viết này, người đọc không dễ gì lĩnh hội ngay một lúc ý tưởng của ông. Có lẽ ông cũng muốn vậy, muốn sách của mình không phải một thức ăn nhanh mà chỉ có thể tiêu hóa từ từ, như mưa dầm thấm lâu, qua từng trang sách, qua từng ngày tháng, qua sự trải nghiệm cuộc đời.
Tôi biết đến Kim Định khá muộn. Nhưng Việt lý tố nguyên của ông đã gây ra nơi tôi cơn chấn động, một cú sốc trí tuệ chưa từng có. Đó là cú sốc hạnh phúc: dưới chân tôi bao tạp niệm sụp đổ, trên đó bay vút lên con chim Lạc kỳ vĩ dang rộng đôi cánh Việt Nho và An Vi.
Có lẽ phải đến một tuần lễ tôi ngất ngư trong trạng thái say sóng: bâng khuâng chia tay những tín điều xưa cũ từng là “của quý” trong mớ hành trang trí tuệ nghèo nàn của mình đồng thời chênh vênh tiếp nhận tri thức mới. Có quá nhiều điều tôi chưa hiểu và cũng không ít lý giải của ông chưa đủ thuyết phục… Nhưng tôi nhận ra ông là một thiên tài dũng cảm đơn thương độc mã xung trận đòi lại cho tộc Việt nền văn hóa vĩ đại bị chiếm đoạt. Giữa mê hồn trận những Khổng giáo, Nho giáo, Hán nho, Tống, Minh, Thanh nho… ông lọc ra Việt Nho cội nguồn nhân chi sơ của Á Đông! Hai tiếng Việt Nho làm bừng tỉnh tâm trí tôi một sự giác ngộ: Từ xa xưa chúng ta có nền văn hóa Việt thuần khiết đầy trí tuệ và nhân bản…Tôi đã run rẩy sung sướng như kẻ lạc loài tìm lại được căn nhà xưa ấm êm và vững chãi của tiên tổ và tin rằng dân tộc ta không phải phường trôi sông lạc chợ mà có căn cơ, có một nền văn hóa đáng để học, đề thờ… Chính nhờ thấm đẫm văn hóa Việt với Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh mà giữa hai bờ cực đoan hữu vi và vô vi, ông tìm ra bản chất An Vi của Đạo Việt.
 Ngoài hai phát kiến lớn là Việt Nho và An Vi, Kim Định còn có công dạy cho chúng ta biết thực sự thế nào là triết học. Từ đó giúp chúng ta thoát khỏi ảnh hưởng giam hãm của thói sùng bái triết Tây vô hướng vô hồn. Ông giúp chúng ta nhìn về một Đạo trường chung cho Đông Nam Á, tìm lại cái nôi văn hóa tâm linh của dòng giống. Và hơn hết, ông giúp ta nhận lại cội nguồn để từ đó có niềm tự hào chính đáng về nguồn cội, để mà yêu nước mình, yêu dân tộc mình, để mà vững tin vươn lên trong những thời khắc nghiệt ngã của lịch sử…
Có thể nói, Kim Định đã dâng dân Việt một lâu đài văn hóa, triết học, tinh thần, tâm linh kỳ vĩ, hoành tráng và rực rỡ. Nhưng đáng tiếc, với nhiều người, quá nhiều nguời, đấy chỉ là ảo ảnh vì nó không được xây dựng trên cơ sở thực sự khoa học! Nói đúng hơn, bằng cứ khoa học của nó quá mong manh. Đó là một câu trong cuốn sử Trung Hoa: “Trước khi người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt thì dân Bách Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Quốc” cùng mấy cái chõ tam biên và vài dụng cụ đồ đá phát hiện ở di chỉ Ngưỡng Thiều!
Nhiều người cho rằng Kim Định hoang tưởng, duy tâm. Trong cuốn Phê bình, phản phê bình in năm 1996, qua Trần Ngọc Thêm để phê phán Kim Định, Trần Mạnh Hảo viết: “Đó là phương pháp luận phi khoa học mà chúng tôi gọi là phương pháp truyền thuyết luận, thần thọai luận, ngữ nghĩa luận, linh cảm luận được góp chung trong cái rọ phiếm luận” (Trang 272).  Chân tình hơn, thì trong diễn văn tưởng niệm Kim Định, giáo sư Trần Văn Đoàn của Đại học Đài Loan cũng nói: “Song chắc là cụ không vui vì bài "Việt Triết Khả Khử Khả Tùng?" (1993), trong đó tôi tuy khẳng định triết học của cụ, song cũng phê bình tính chất thiếu nghiêm túc và quá lãng mạn trong nền triết học An Vi của cụ.”
Cho đến nay, gần 40 năm sau Việt lý tố nguyên ra đời và 10 năm sau khi Kim Định mất, học thuyết của ông vẫn chưa có được căn bản cơ sở khoa học vững chắc. Điều này khiến cho nhửng tư tưởng lớn của Kim Định chưa được giới khoa học trong nước và quốc tế công nhận. Do đó, học thuyết vô cùng nhân bản nhằm an dân, hưng quốc của ông chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc  xác lập cơ sở khoa học cho học thuyết của Kim Định là nhu cầu bức xúc hiện nay.

II. XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH
Không biết có phải do nhân duyên nào đó không mà ngay sau khi đọc Việt lý tố nguyên, tôi hoàn toàn tin vào Việt nho và An vi của Kim Định. Tôi biết mình không phải kẻ dễ tin, càng không phải kẻ mê tín mù quáng. Có lẽ cái cơ sở khoa học thuyết phục tôi nhất lúc đó là những dòng ông trích từ sử Trung Hoa: “Trước khi người Hán vào Trung Nguyên thì người Bách Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Hoa.” Một tư duy logic đơn giản: đã là đất của người Việt thì nền văn hóa nhân chi sơ sinh ra trên mảnh đất đó phải là của người Việt. Đó chính là Việt nho. Còn An vi ư? Chả bàng bạc chứa chan khắp cuộc đời bên ta sao? Trong lối sống, đạo sống thuần lương của người dân quê Việt ở chỗ nào chẳng có An vi?
Tuy nghĩ như vậy, nhưng tôi vẫn cho rằng, để thuyết phục nhiều người hơn, nhất là giới trẻ có học và ngày càng duy lý, cần phải xác lập cơ sở khoa học vững chãi cho học thuyết lớn nhất của dòng giống Việt mà Kim Định có công khai quật.
  Một cơ sở khoa học như vậy ít nhất phải giải đáp được hai vấn đề:

  1/ Về nhân chủng học, xác định rõ: người Bách Việt là ai? Người Việt Nam là ai? Người Hán là ai? Quan hệ giữa họ thế nào?
  2/ Những chủng người trên có vai trò lịch sử, văn hóa thế nào ở khu vực?
  Trả lời được những câu hỏi trên không dễ dàng gì!
Nhưng may mắn đã tới!
 Giữa năm 2004, khi tôi lên mạng tìm tư liệu cho tiểu thuyết về Triệu Võ đế thì phát hiện ra công trình của Y. Chu, Jin Li, những nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa nghiên cứu trong Dự án Đa dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) công bố ngày 29 tháng 9 năm 1998 mà những dòng chữ quý giá sau đã gây chấn động giới khoa học tại Mỹ: " Công trình của chúng tôi cho thấy con người hiện đại trước hết đã đến Ðông Nam Á sau đó đi lên Bắc Trung Hoa." "Từ Trung Ðông men theo bờ Ấn Ðộ Dương, ngang qua Ấn Ðộ đến Ðông Nam Á. Sau đó họ đi lên Bắc Trung Hoa, Siberia và cuối cùng là châu Mỹ." ["Our work shows that modern humans first came to Southeast Asia and then move late to Northern China." "...from Middle East, following the Indian Ocean coatline across India to Southeast Asia. Later, they moved northern China, Siberia and eventually the Americas" (Los Angeles Times  29.9.1998)]. Những dòng chữ ngắn ngủi trên do nhà báo Hoài Thanh của báo Đại Chúng gửi cho khiến tôi vui đến nghẹt thở vì hiểu rằng đó là chìa khóa mở ra tất cả! Từ dấu vết ban đầu này, tôi tìm tiếp và may mắn đọc được nhiều bài viết của Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đức Hiệp, Cung Đình Thanh ...
Từ nhiều nguồn tư liệu thu thập được, có thể khẳng định:

 a/ Về nhân chủng
 Người Bách Việt:
- Khoảng 70.000 năm trước, hai đại chủng Mongoloid và Australoid từ Trung Đông theo con đường Nam Á tới Việt Nam. Tại đây họ hòa thuyết sinh ra hai chủng Indonesien và Melanesien. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi lên khai thác Trung Hoa.
Cho tới thiên niên kỷ 4 TCN, người Đông Nam Á sống ở duyên hải Á Đông có nhân số chiếm 54% nhân loại và xây dựng nền văn minh lúa nước tiên tiến nhất thế giới. Sau này lịch sử gọi là người Bách Việt. Trong gia đình trăm tộc Việt, chủng Lạc Việt có số dân đông nhất, chiếm tới 15-20% và giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Chủng Lạc Việt có quyền và có trách nhiệm đại diện cho Bách Việt về lịch sử và văn hóa.

Người Mông Cổ:

Trong cuộc di cư về phương Đông, có những nhóm Mongoloid riêng rẽ đi tới vùng Tây Bắc Đông Nam Á. Khi băng hà tan, cũng theo cách đó, họ lên tới vùng tây bắc Trung Quốc, định cư ở đây, chuyển dần từ săn bắt sang phương thức du mục. Họ là tổ tiên chủng Mongoloid phương Bắc sau này.

Người Hán
Khoảng 2600 TCN, người Mongoloid phương Bắc tràn qua Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Do sống chung đụng nên có sự hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt bản địa, một chủng người mới là Mongoloid phương Nam được sinh ra. Đó là người Hoa Hạ, về sau được gọi là người Hán. Như vậy, người Hán được đời từ khoảng 2600 năm TCN và là con lai giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt.

Người Việt hiện đại:
 Cũng như người Hán, người Việt hiện đại thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Lịch sử hình thành của người Việt như sau: Trận Trác Lộc nổ ra vào năm 2600 TCN, Đế Lai tử trận, một bộ phận quân dân Lạc Việt theo Lạc Long Quân dong thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, xuống phía nam, trở lại quê gốc là vùng Nghệ Tĩnh lập nước Văn Lang. Chuyến đi này toàn là người Lạc Việt. Nhưng những chuyến tị nạn về sau ngày càng có thêm những phụ nữ bị hãm hiếp cùng những đứa con lai do họ sinh ra, cũng có thể có những tù binh người Mông Cổ… Những người mang dòng máu Mongoloid này là nhân tố tạo ra sự hòa huyết làm thay đổi cơ cấu dân cư Việt Nam: hai chủng Indonesien và Melanesien chuyển hóa dần thành Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam trở nên thành phần chủ thể cùa dân cư Việt Nam. So với toàn bộ cư dân Á Đông, người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền học cao hơn, có nghĩa là người Việt Nam cổ nhất ở Đông Á.
Như vậy là, nhờ công nghệ gene, thế giới biết được rằng, không phải bằng con đường phương Tây như quan niệm cũ, người hiện đại đã theo đường Nam Á đặt chân tới Việt Nam đầu tiên. Trong cái nôi này, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết thành hai chủng Indonesien, Melanesien sinh sôi tràn lan khắp Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt mang theo chiếc “việt”, công cụ đá mới tiên tiến bậc nhất của nhân loại thời đó lên khai thác đất nước Trung Hoa. Thời kỳ này chữ Việt trong danh xưng Việt tộc được viết với bộ Qua. Sau đó từ Trung Hoa, người Việt đi lên Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.
 Khoảng 15.000 năm trước, nhờ sự tiến bộ của văn hóa Hòa Bình, người Việt đã mang theo giống lúa, giống gà, giống chó… lên tạo dựng nền văn minh nông nghiệp lúa nước trên đất Trung Hoa. Nhờ thành tựu xuất sắc này mà danh xưng của tộc Việt được viết với bộ Mễ.
Cho đến thiên niên kỷ thứ 4 TCN, đại tộc Bách Việt do người Lạc Việt Indonesien lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ sống ở duyên hải Á Đông đã chiếm 54% nhân số thế giới và sáng tạo nền văn minh nông nghiệp tiên tiến của nhân loại.
Khoảng 2600 năm TCN, do sự xâm lấn của tộc Mông Cổ, một bộ phận người Lạc Việt trở lại quê xưa là đất Việt Nam lập nhà nước Văn Lang. Những dòng Việt khác cũng trở lại các đất gốc gốc của mình lập nên những quốc gia Đông Nam Á khác. Trong quá trình này, đại bộ phận dân số Đông Nam Á chuyển hóa thành chủng Mongoloid phương Nam. Đây là thời kỳ bi thương trong lịch sử dòng Bách Việt: phải chạy dài ra khỏi đất Trung Hoa. Tên của tộc Việt lúc này được kẻ chiến thắng viết với bộ Tẩu. Việt-tẩu nghĩa là chạy. Nhưng Việt cũng có nghĩa là ưu việt, tùy cách hiểu của mỗi người! (xin xem: Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa)
Thời gian dài giới sử học, trong đó có Kim Định cho rằng rằng người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Đấy là lầm lẫn lớn. Công nghệ gene cho thấy, chíếm đất của người Việt là tộc Mông Cổ phương Bắc. Người Hán chỉ được sinh ra từ cuộc xâm lăng này, là con lai giữa tộc Mông Cổ du mục và Bách Việt nông nghiệp. Vì vậy, những thành tựu văn hóa xuất hiện trên đất Trung Hoa trước 2600 TCN đều là sản phẩm của người Việt.(xin xem: Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu theo link: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=3210&Itemid=99999999).

b/Về văn hóa:
Do sống và làm chủ đất Trung Hoa thời gian dài như vậy nên người Bách Việt đã để lại ở đây nhiều dấu vết huy hoàng
   -  12000 năm trước, người Lạc Việt sáng tạo ra chữ viết mà bằng chứng là văn bản khắc trên bình cổ Bán Pha 2. (Bản thông điệp 12000 năm của tổ tiên người Việt)
-   9000 năm trước, chữ Việt cổ được khắc trên vỏ rùa. Người Việt biết chế sáo bằng xương chim hạc, biết chế rượu bằng gạo, mật ong và táo gai. (Đầu năm hầu rượu tổ tiên)
 -   Ít nhất khoảng 2800 TCN, vào thời Phục Hy, khi người Hán chưa ra đời, người Việt đã sáng tạo ra Bát quái, trùng quái, Hà đồ, Lạc thư… những công cụ khám phá vũ trụ và bói toán. (Viết lại lịch sử hình thành kinh Dịch)
 Từ bức tranh hình thành nhân chủng và văn hóa trên, ta thấy, cho đến năm 2600 TCN, lịch sử đất Trung Hoa là lịch sử của người Bách Việt. Lúc này người Hán chưa sinh còn người Mông Cổ sống với văn hóa du mục ở phía bắc.
Từ sau 2600 năm TCN, người Bách Việt bị mất đất, mất chủ quyền chính trị nhưng do số dân đông và văn hóa cao nên văn hóa Việt giữ vai trò chủ đạo trong văn hóa Trung Nguyên. Nhờ đấy tạo nên thời Hoàng kim trong lịch sử Trung Hoa. Ở thời đại này, tiếng Việt hòa nhập với tiếng nói của chủng Mông Cổ và là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa (Tiếng Việt- chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán). Trí thức Việt-Mông kế thừa văn hóa của Bách Việt, sáng tạo ra nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ. Trong vai trò lãnh đạo xã hội, người Hán-Mông Cổ khai thác và phát triển văn hóa của người Việt lên tầm cao mới nhưng cũng dần dần lái nó sang tinh thần du mục.
Những ý tưởng trên tôi đã tập hợp thành cuốn Tìm lại cội nguồn và văn hóa của người Việt và Hành trình tìm lại cội nguồn sẽ xuất bản trong thời gian tới. Từng bộ phận đã được đưa lên website talawas.org, vannghesongcuulong.org và AnVietToancau.net
Tuy mới là cố gắng bước đầu nhưng thiển nghĩ, về cơ bản, đã xác lập được cơ sở khoa học vững chãi cho học thuyết của triết gia Kim Định.

III/ KẾT LUẬN

Hơn 30 năm qua cho tới nay, nhiều người cho rằng, cái yếu nhất của học thuyết Kim Định là thiếu cơ sở khoa học. Nhưng tôi trộm nghĩ, chính sự thiếu cơ sở khoa học này đã thể hiện dự cảm thiên tài của ông. Lẽ thường thì từ bột gột nên hồ nhưng có thể nói Kim Định đã từ nước lã mà gột nên hồ. Trong thời gian của ông, tri thức nhân loại về văn hóa Á Đông còn rất thiếu thốn, cuốn sách quan trọng Eden in the East chưa ra đời, nguồn gốc và sự di cư của người hiện đại Homo sapiens chưa được xác định. Nhất là con đường Nam Á trong cuộc hành trình định mệnh về phương Đông chưa được phát hiện. Lịch sử Á Đông còn phủ trong vòng bao trùm của lý thuyết A. Aymonier cho rằng người Á Đông là từ phía Tây đi tới và chủ nghĩa Hoa tâm vẫn bao trùm trí tuệ nhân loại… Nhưng bằng dự cảm thiên tài của mình, ông đã phát hiện ra văn hóa Việt nho cội nguồn cùa người Việt và bằng con đường “phiêu lưu” giải mã những truyền thuyết, huyền sử, ông tìm ra cốt lõi An Vi của đạo Việt! Là người tiên phong trong học thuật và tư tưởng, ông đã vượt qua những trí tuệ sáng láng nhất của người Việt và nhân loại hơn một cái đầu. Chính vì thế, ông trở thành người độc hành lạc lõng.
 Nhưng đến nay, với những phát kiến mới của công nghệ gene, trang sử chân chính của các quốc gia và các chủng tộc Á Đông được mở ra: người ta gặp trong đó những tư tưởng thiên tài Kim Đinh. Khoa học thực nghiệm chính xác của nhân loại chứng minh sự đúng đắn của ông.
Điều đáng mừng là sau khi Kim Định qua đời, các học trò của ông ráng sức xiển dương học thuyết của ông. Đây là việc không dễ dàng gì vì chỉ là công việc tự nguyện của từng cá nhân hay nhóm nhỏ lực bất tòng tâm. Việc càng khó hơn khi tư tưởng Kim Định bàng bạc trong cả một rừng chữ: ai có đủ tâm, trí, bản lĩnh để thâu tóm, san định Kim Định như Khổng Tử từng làm khi xưa với sách của thánh hiền? Dường như có một nguy cơ: đáng lẽ cần cô đặc Kim Định lại theo từng luận điểm và cung ứng cho từng luận điểm đó những chứng cừ khoa học xác thực thì một số vị tuy nhiệt tình không nhỏ nhưng lại đem pha loãng hay nhại lại một cách nhạt nhẽo Kim Đinh. Đó là cách làm nguy hiểm, dễ khiến bạn đọc trẻ là những người của thời duy lý có phản ứng ngán ngại rời xa Kim Định.
Trong tình hình hiện nay của đất nước cũng như thế giới, việc xiển dương học thuyết Việt Nho và An vi là điều cần làm tới mức bức thiết. Có nhiều cách làm, nhưng thiển nghĩ, cần phải có công trình nghiêm cẩn cô đọng học thuyết Kim Định trong 4-5 cuốn sách, trong đó không chỉ nêu tư tưởng Kim Định mà cần đưa vào đó những dẫn chứng khoa học thích đáng – cái mà sinh thời triết gia chưa làm được. Tiếp đó dịch ra tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi với thế giới Anh ngữ. Sinh thời Kim Định đã nghĩ tới việc này, ông đã nhờ thân hữu lo cho ông. Nhưng chắc là công việc quá khó nên sở nguyện của ông chưa thực hiện được.
Nhưng đấy là việc không thể không làm.

                                                                                             Sài Gòn (TP. HCM) tháng 3 .2007
                                                                                             Nguồn: vannghesongcuulong.org
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/996-ha-van-thuy-xac-lap-co-so-khoa-hoc-cho-hoc-thuyet-kim-dinh.html

Tiểu sử Tác giả Hà Văn Thùy:  
Ông sinh năm 1944 tại Thái Bình. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học. Năm 1967 tốt nghiệp khoa Sinh, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1973 làm việc tại Hội Văn nghệ Thái Bình. Năm 1979 làm việc tại Hội Văn nghệ Kiên Giang.Từ 1996-2000 ông là phóng viên báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.Hiện ông sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một s sách đã xuất bản
và các tác phẩm khác

    Tìm lại cội nguồn người Việt (biên khảo, 7 chương)
    Hành trình tìm lại cội nguồn (nghiên cứu và đối thoại), NXB Văn học - 2007[4]
    Tìm cội nguồn qua di truyền học (2011)....
Ông có rất nhiều các bài biên luận, đàm luận đăng trên các báo, tạp chí, các trang diễn đàn:

    Tìm lại cuội nguồn văn hóa của người Việt[5]
    Suy ngẫm về tiến trình văn minh nhân loại
    Bàn lại với giáo sư Lê Mạnh Thát
    Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt ?
   Hành trình tìm lại cội nguồn

  Researching for the ancestral and cultural origin of Vietnamese - the ancestral origin (11/2008)
    Sự hình thành dân cư Đông Á

Và rất nhiều các bài luận đàm khác....

 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Gìn giữ nét đặc sắc hầu đồng

Thứ Hai, 11/03/2013, 12:4 (GMT+7)
* Xin hỏi chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ hầu đồng như một di sản quý giá của dân tộc và đưa nó về đúng giá trị trong nghi thức thờ Mẫu, tránh bị biến tướng thành mê tín dị đoan?
 Nguyễn Hữu Trung, Thọ Xuân, Thanh Hóa
gs.ts nguyễn lân dũng   
 Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam. Về bản chất đây là nghi thức giao tiếp thần kinh thông qua một người, trong trường hợp này chính là ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh (và có thể là hồn ma) có thể nhập vào một người trong điều kiện nào đó, dân gian gọi là có căn, có số và trong một hoàn cảnh nào đó, có thể là một buổi lễ, một khóa đồng...
Ở Việt Nam, lên đồng là lễ trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã gọi là đạo Mẫu). Hầu đồng trong đạo Mẫu (còn gọi là đạo Tứ phủ) các thánh nhập liên tiếp vào một thanh đồng, phán truyền và ban phát tài lộc (dĩ nhiên là đồ thật và có tính tượng trưng). Các thánh trong đạo Tứ phủ khoảng 50 người, hầu hết là các nhân vật theo các huyền thoại, có công với đất nước. Ở một số biến thể lên đồng như lên đồng Đức thánh Trần trước đây còn có những hành động như đi trên than hồng, xiên hình (dùng dùi đâm vào hai má, đâm vào mạng sườn), đai (dùng đây lụa thắt cổ)...
Còn có một hình thức giống như lên đồng là hình thức nhập hồn, gọi hồn hiện đang phổ biến tại các trung tâm tìm mộ hiện nay là để cho hồn ma người chết nhập vào người sống phán truyền những điều người chết cần thông báo như hài cốt, của cải còn giấu... Những biến thể này rất khác với hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, mặc dù cùng chung một nguồn gốc Saman giáo. Chính những biến thể có nhiều hình thức ghê rợn, bạo lực hoặc quá kỳ bí dễ bị lợi dụng này đã làm xấu đi hình ảnh của hầu bóng...
Nét đặc sắc của lên đồng, được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm chính là chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này. Đây là chuyện tâm linh rất nhạy cảm nên tôi không dám kết luận có phải là mê tín hay không, chuyện này là tùy theo quan niệm của mỗi người.

Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng

- Lần đầu tiên, có một cuộc "giải oan" cho lên đồng - “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc.
Chương trình hội thảo và biểu diễn “Lên đồng – Bảo tàng sống của người Việt” tối 23/2 đã khiến Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) lần đầu tiên rơi vào tình trạng quá tải. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) chắc sẽ không còn rơi nước mắt khi biết được rằng có hàng trăm bạn trẻ đứng theo dõi chương trình của ông qua màn ảnh lớn bên ngoài trung tâm. Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa – GS.TS Ngô Đức Thịnh thẳng thắn trả lời mọi câu hỏi khi bị nghi ngờ về việc nghiên cứu lên đồng để “tiến căn trình đồng mở phủ”…


Không nặng nề và khô cứng, cuộc nói chuyện đầy lí thú của GS Ngô Đức Thịnh và TS Nguyễn Xuân Diện đã xóa tan khoảng cách giữa khán giả trẻ tuổi và những người am hiểu về lên đồng.


GS Thịnh đưa một ví dụ sinh động về thái độ với hoạt động Lên đồng hiện nay: “Lên đồng chỉ giống một đứa trẻ mới sinh ra, những kẻ "đồng đú - đồng đua" khiến đứa trẻ đó bị bẩn. Bỏ rơi đứa bé là điều không nên, hãy gột rửa cho nó như người Việt ta có câu gạn đục khơi trong mới là hành động đúng đắn”.
Lên đồng là một bảo tàng sống
TS Nguyễn Xuân Diện thu hút sự chú ý bằng lời trích dẫn của một học giả nước ngoài trước khi đưa ra lí giải: “Lên đồng có đầy đủ âm sắc của âm nhạc Việt qua hát chầu văn và dàn nhạc chầu, các điệu múa và trang phục thiêng của các vùng miền cũng được thể hiện. Rồi mỹ nghệ chế tác tinh xảo cùng nghệ thuật điêu khắc, hội họa qua các đồ dâng cúng, tranh thờ, tượng Phật… Đặc biệt hơn cả, do không phải kiêng nên lên đồng còn tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các sản vật của ba miền đất nước khi dâng hầu”
GS Đức Thịnh cho rằng: “Lên đồng là bảo tàng sống vì ba lí do. Các nhân vật lịch sử được sống lại và nhập hồn vào thanh đồng qua quần áo, điệu múa chứ không phải là bức tượng trong tủ kính. Tính đa văn hóa và bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam thông qua điệu nhạc nhảy múa của những giá chầu là lí do thứ hai. Và cuối cùng việc thờ đạo Mẫu như câu nói tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ là biểu hiện của nét văn hóa gia đình đặc trưng của người Việt”.
Giá hầu Đức Trần Triều mang tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”.

Cấm người có “căn” tức là cấm họ trở lại cộng đồng !
Với những điều tra của mình, GS Ngô Đức Thịnh đã khẳng định: “Gần 100% những người có “cơ đầy” mắc các bệnh tật sau khi trình đồng đều thoát bệnh”. Ông nhấn mạnh rằng: “Đây không phải mê tín dị đoan mà nhân tố quan trọng nhất đó chính là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được”.
Đặt ngược vấn đề vị GS cũng thẳng thắn nói: “Nếu như chúng ta cấm những người có “căn” và có nhu cầu hầu đồng để giải tỏa niềm tin tôn giáo thì liệu có giống chúng ta đã đẩy họ ra khỏi cộng đồng? Tôi thấy câu trả lời đã có khi chúng ta nhìn vào số lượng và sự quan tâm tới buổi hội thảo ngày hôm nay”.
Ông cũng nói thêm rằng, hiện nay có nhiều người có khả năng tìm mộ như bà Trần Ngọc Ánh (có công tìm ra phần một của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã được nhà nước công nhận) đang được tổ chức của ông kêu gọi tập hợp để nghiên cứu và giải thích một cách khoa học.
Chính chúng ta tự làm hỏng đạo Mẫu
Không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động lên đồng “có tính chất mê tín dị đoan” bị cấm theo Nghị định 75 là từ chính những người đã lợi dụng nó cho những động cơ không lành mạnh. GS. Ngô Đức Thịnh trong buổi đăng đàn cũng đã phải thừa nhận: “Chính chúng đã làm hỏng đạo Mẫu. Không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy con người ta làm điều xấu, chỉ có con người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng đó làm điều xấu mà thôi.”
Khép lại buổi nói chuyện, GS Thịnh một lần nữa đã kêu gọi ngay chính những “ông đồng bà cốt” hãy tự chấn chính lại “ngôi nhà thánh Mẫu” để mọi người nhìn vào đó và công nhận đạo Mẫu, ghi nhận lên đồng là một hoạt động văn hóa tốt đẹp mà ông cha đã để lại.

Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ
Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc đã “giải oan” cho một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc vốn bị mang tiếng lâu nay.
Bài và ảnh : Nguyễn Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/10261/can-cot-cua-len-dong-la-van-hoa-dan-toc.html

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Tìm hiểu Đạo Mẫu, trước tiên phải hiểu nguồn gốc người Việt

TG - Trước khi tìm hiểu chính xác về nguồn gốc Đạo Mẫu ở nước ta, chúng ta phải xem xét nguồn gốc của người Việt Nam.

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt. Một nhu cầu đặc biệt bức thúc, nảy sinh trong hoàn cảnh bị áp lực nặng nề do ý niệm không biết có từ bao giờ lưu truyền rằng, dân tộc Việt bị người Hoa đồng hóa không những về văn hóa mà ngay cả huyết thống. Không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi tâm linh “chim có tổ, người có tông” mà một cội nguồn đích thực còn có thể là bằng chứng về sự độc lập của dân tộc, một hy vọng vượt thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ phương bắc, giúp người Việt ngửng đầu…Vì vậy, từ thời Trần – Lê, các sử gia dựa trên truyền thuyết  trong dân gian Việt kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã đưa vào chính sử vị tổ Thần Nông Viêm đế và thời điểm năm Nhâm Tuất 2879 TCN lập nước Xích Quỷ. 

 Thời cận đại, các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác cổ cho rằng “Người Việt có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ XI TCN mà di duệ là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Năm 333 TCN, Sở diệt nước Việt. Hậu duệ của Câu Tiễn chạy xuống Việt Nam, thành tổ tiên người Việt.” (1) Các học giả tiên phong như Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh…tiếp thu ý tưởng này, biến nó trở thành tri thức chính thống của người Việt gần thế kỷ nay. Đó là sự sai lầm lớn, bởi người Việt cổ không phải từ
nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn.
 
Phát hiện mới về nguồn gốc loài người.
Ngày 29 tháng 9 năm 1998, Giáo sư  Y. Chu của Đại học Texas công bố kết quả đề án nghiên cứu Quan hệ di truyền của người Trung Quốc (Genetic Relationship of Population in China) với những nét chính sau:
“Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra từ quê hương duy nhất là Đông Phi, khoảng 160 tới 200.000 năm trước. Họ từ châu Phi, vượt qua cửa Hồng Hải tới bán đảo A rập. Từ đây, một bộ phận theo ven biển Ấn Độ, Pakistan tới Mã Lai, Indonesia. Rồi từ phía tây Borneo, tới Việt Nam khoảng 60 – 70.000 năm trước. Tại đây họ gặp gỡ nhau, hòa huyết, tăng nhân số và khoảng 50.000 năm trước, di cư ra các hải đảo Đông Nam Á, châu Úc; đi về phía tây chiếm đất Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước do khí hậu phía bắc được cải thiện, họ đi lên chiếm lĩnh đất Trung Hoa và 30.000 năm trước, vượt eo Berinh sang chinh phục châu Mỹ.” (3)
Đây có thể được coi là phát kiến lớn nhất của khoa học nhân văn thế kỷ XX. Nó làm Thuyết Nhiều vùng sụp đổ. Do thuyết này thống trị thời gian dài nên khi sụp đổ, gây đảo lộn không tránh khỏi cho khoa học nhân văn thế giới.
Công bố của nhóm Giáo sư Y. Chu không phải chuyện “trên trời rơi xuống” bởi lẽ khảo cổ học trước đó đã phát hiện sọ người Australoid có tuổi 50.000 năm tại vùng hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Quảng Tây Trung Quốc. Trước đây những hiện tượng này không thể giải thích được nhưng nay lại là bằng chứng cho thấy cuộc di cư mà di truyền học phát hiện là có thật.
Làm khảo sát truy ngược gen Homo sapiens, khoa học phát hiện rằng: tất cả đàn ông trên thế giới được sinh ra từ người đàn ông duy nhất 160.000 năm trước. Trong khi đó, giới nữ được sinh từ 3 bà tổ khác nhau. Như vậy là thoạt kỳ thủy, từ châu Phi, một ông tổ và ba bà tổ sinh ra ba dòng con, về sau hình thành ba đại chủng người Mongoloid (da vàng), Australoid (da đen) và Europid (da trắng).

Về sự hình thành người Việt theo phát hiện của giới khoa học quốc tế.
Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiều kết quả nghiên cứu di truyền về nguồn gốc loài người được công bố. Không chỉ khẳng định phát hiện của nhóm Y. Chu, nhiều nghiên cứu cung cấp những tư liệu vô giá làm sáng tỏ sự hình thành dân cư Đông Á mà Việt Nam là trung tâm:
-         Công trình The Journey of Man: A Genetic Odyssey của Spencer Wells thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ xác nhận: “Loài người Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở vùng Ethiopia, khoảng 160.000 năm trước. Người tiền sử từ châu Phi, vượt Hồng Hải tới đất Syria và từ đây qua Ấn Độ, Pakistan tới Viễn Đông.” (4)
-         Công trình Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh thế giới của Stephen Oppenheimer, Đại học Oxford nước Anh cho thấy: Người Khôn ngoan Homo sapiens sinh ra đầu tiên tại Đông Phi 160.000 năm trước. Khoảng 132.000 năm trước họ vượt cửa Hồng Hải tới bán đảo A rập rối tiến về phia tây. Khoảng 90.000 năm trước, hậu duệ của nhóm này bị tuyệt diệt trên đất Israel vì băng giá. Khoảng 85.000 năm trước, cuộc di cư lần thừ hai được thực hiện. Lần này, vượt cửa Hồng Hải, họ tới bán đảo A rập rối từ đây, một bộ phận theo bờ biển Nam Á tiến vào Đông Nam Á. Khoảng 70.000 năm trước, từ phía tây Borneo, họ xâm nhập Việt Nam. Tại Việt Nam, họ tăng nhân số rồi di cư ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, đi về phía tây tới Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, chiếm lĩnh đất Trung Hoa và 30.000 năm trước, vượt eo Berinh sang châu Mỹ. (5)
-         Công trình của Ballinger xác nhận, người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á lên. (6)
-         Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha, Ý, Georgia phân tích 5.000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu Âu cho thấy: khoảng 40.000 năm trước, người tiền sử từ Trung Đông qua eo Bosphorus vào châu Âu. Ở đây họ gặp những người từ Đông Á sang qua đường Trung Á. Hai dòng người hòa huyết cho ra người Eurasian, tổ tiên người châu Âu hiện nay. (7)
-         Nhiều nghiên cứu về nguồn gốc những tộc người nói tiếng Nam Đảo Austronesian ở các đảo Nam Thái Bình Dương cho thấy họ đều từ vùng cửa sông Dương Tử hay Việt Nam di cư tới. (8)
-         Những nghiên cứu về DNA của lợn ở Thái Bình Dương cho thấy, loài vật nuôi này được đưa từ Việt Nam tới. (9)
-         Nhiều nghiên cứu khẳng định: người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư Đông Á, có nghĩa là người Việt Nam cổ nhất Đông Á. (12)

Ứng dụng thành tựu khoa học mới vào tìm hiểu nguồn gốc người Việt.
Không phải bỏ đồng xu nào nghiên cứu mà được hưởng những thành quả như vậy là may mắn lớn cho người Việt. Nhưng nói cho cùng thì đó cũng là cái duyên, cái phúc vì chính Việt Nam là vườn trẻ của phần quan trọng nhân loại.
Là người sớm tiếp cận thành tựu khoa học mới có liên quan tới dân tộc Việt, chúng tôi đã chú tâm theo dõi, tích lũy những tài liệu cần thiết.
Tuy nhiên, do không có nghiên cứu nào riêng cho người Việt Nam vì vậy, chúng ta chưa có được những kết luận có thẩm quyền khoa học về vấn đề này. Mặt khác, trong những tài liệu di truyền học lại có sự mâu thuẫn, trái ngược nhau nên cần đối chiếu với những tư liệu liên ngành khác để đưa ra những kiến giải sát hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Từ thực tế đó, chúng tôi thấy cần có phương pháp luận riêng áp dụng cho khảo cứu:
Dùng tài liệu di truyền học như một thứ kim chỉ nam để tìm hiểu nguồn gốc cùng sự di cư của người Việt đồng thời dùng những tri thức khảo cố học, cổ nhân chủng học, văn hóa, ngôn ngữ học để kiểm chứng và soi sáng kiến thức di truyền.


Từ phương pháp luận đó, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề mấu chốt sau: 

Người tiền sử từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70.000 năm trước là ai?
 
Việc này có ý nghĩa như một tiên đề. Nếu không sẽ không giải quyết rốt ráo những vấn đề rất phức tạp về nhân chủng học Việt Nam và Đông Á. Đáng tiếc là trong các tài liệu di truyền học đã công bố, không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, có thể tìm theo con đường khác.
Từ khảo sát 76 sọ cổ được phát hiện tại Việt Nam, nhà nhân học hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Đình Khoa, cho thấy:
“Thoạt kỳ thủy, trên đất Việt Nam có mặt hai đại chủng người tiền sử là Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và các thế hệ con cái lai giống tiếp cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại hình Australoid.” (11)
Như vậy, có thể khẳng định, người tiền sử tới Việt Nam 70.000 năm trước gồm hai đại chủng Australoid và Mongoloid, trong đó người Australoid chiếm đa số tuyệt đối. Chính đây là kim chỉ nam giúp tìm hiểu về sự hình thành dân cư Đông Á.

Về người Mongoloid phương Bắc.
Chủng Mongoloid phương Bắc có mặt trên đất Mông Cổ là bằng chứng nặng ký ủng hộ Thuyết Nhiều vùng. Tuy nhiên vai trò của họ khá phức tạp trong sự hình thành dân cư Đông Á:
“Người Mongoloid có mặt trong bước đầu hình thành dân cư Việt Nam. Tuy nhiên suốt thời Đồ Đá, họ biến mất, nhường chỗ cho người Australoid. Nhưng tới thời Đồ Đồng, họ xuất hiện trở lại và thay thế người Australoid giữ vai trò chủ thể không chỉ trên đất Việt Nam mà toàn bộ Đông Á.” (11)
Suốt nửa cuối thế kỷ XX, giải thích hiện tượng này là thách thức lớn với giới khoa học. Sẽ là không thể trả lời, nếu chỉ có khảo cổ và cổ nhân học. Ngay cả các nghiên cứu di truyền của của Y. Chu, S. Wells,  S. Oppenheimer… cũng không giúp làm sáng tỏ điều bí ẩn lớn này.
Rất may là nghiên cứu của Ballinger phát hiện sự kiện quan trọng:
“Người Mongoloid cũng từ Đông Nam Á đi lên.” Nói Đông Nam Á là nói chung, theo thống kê học, từ quan điểm của nhà di truyền. Chính xác phải nói là từ Việt Nam vì đây là địa bàn tập kết đầu tiên của người tiền sử trên lục địa Đông Á.
Đó chính là chìa khóa của vấn đề dân cư Đông Á.
Kết hợp phát hiện của Ballinger với kết quả khảo cổ học, chúng tôi đưa ra nhận định:
- Người tiền sử tới Việt Nam 70.000 năm trước gồm đại chủng Mongoloid và Australoid. Họ đi thành những nhóm nhỏ riêng biệt. Tới Việt Nam, phần lớn họ tập trung tại thềm Biển Đông để hòa huyết sinh ra người Việt cổ. Trong khi đó có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi tới tây bắc Đông Dương. Khoảng 40.000 năm trước, do thời tiết bớt lạnh, họ theo hành lang Ba Thục lên định cư tại tây bắc Trung Quốc và đất Mông Cổ, bảo tồn nguồn gen, sau này hình thành chủng Mongoloid phương Bắc. Việc khảo cổ tìm ra di cốt người Mongoloid 68.000 năm tuổi ở Quảng Tây và người Mông Cổ phương Bắc trên đất Mông Cổ 40.000 năm trước xác nhận điều này. (12)

Về người Mongoloid phương Nam.
Người Mongoloid phương Nam là chủng lớn nhất trong dân cư Đông Á ngày nay. Nhưng khảo cổ học xác nhận, suốt trong thời Đồ Đá, trên đất Đông Nam Á không có chủng này. Vậy vấn đề đặt ra là họ có nguồn gốc từ đâu và xuất hiện vào thời gian nào?
Nhờ khảo cổ học, ta biết, khoảng 5.000 năm TCN, trên đất Trung Quốc xuất hiện văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà và văn hóa lúa nước Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang mà chủ nhân là chủng Mongoloid phương Nam. Di truyền học cho thấy, vào thời điểm này, người Mongoloid phương Nam là sản phẩm hòa huyết giữa người Mongoloid phương Bắc và người Việt cổ chủng Australoid. Từ thông tin này, chúng tôi giải thích như sau:

Về nguồn gốc người Ngưỡng Thiều:
Từ lâu, người Mông cổ phương Bắc sống du mục ở phía bắc Hoàng Hà. Mùa đông họ lùa mục súc về bên sông để tránh rét và có nguồn nước. Việc mua bán trao đổi giữa hai cộng đồng đã nảy sinh những mối tình tự nhiên và cả sự hiếp tróc diễn ra trong những lần cướp phá, dẫn tới những lớp con lai ra đời, mang bộ gen Mongoloid phương Nam. Về mặt di truyền, người Việt cổ sống ở nam Hoàng Hà có sẵn trong huyết quản nguồn gen Mongoloid. Nay được bổ sung gen Mongoloid từ người Mông Cổ phương Bắc, yếu tố Mongoloid trở nên ưu thế, chuyển hóa một bộ phận người Việt cổ trong vùng trở thành Mongoloid phương Nam. Sau hàng nghìn năm như vậy, người Mongoloid phương Nam trở thành chủ thể của dân cư văn hóa Ngưỡng Thiều. (12)

Sự hình thành dân cư Hà Mẫu Độ
Có thể người Hà Mẫu Độ được ra đời như sau:
Theo nghiên cứu của Stephen Oppenheimer thì khoảng 40.000 năm trước, người tiền sử từ Việt Nam đã theo bờ biển lên cư trú ở vùng cửa sông Dương Tử. Trong số họ, có những nhóm Mongoloid nhỏ lẻ sống riêng rẽ tại đây. Họ sinh sống bằng săn bắt hái lượm mà đánh cá là nghề quan trọng. Khoảng 5.000 năm TCN, người Việt chủng Australoid làm nông nghiệp từ bên trong lục địa mở rộng vùng cư trú tới đây. Họ gặp nhau và sự hòa huyết diễn ra. Với thời gian, người Mongoloid phương Nam trở nên đa số trong dân cư duyên hải phía đông Trung Quốc. (12)

Sự hình thành người Việt Nam hiện đại
Khoảng 5.000 trước, vùng Sơn Đông và Ngũ Lĩnh trở thành hai trung tâm lớn của người Việt mà chủng Mogoloid phương Nam là thành phần đa số. Cũng thời điểm này bắt đầu cuộc di cư tự nhiên của dân cư trong vùng  xuống Việt Nam và các hải đảo Đông Nam Á. Đế Nghi chia đất, phong vương cho Đế Lai và Lạc Long Quân lập nước Xích Quỷ. Cũng lúc này, cuộc xâm lăng của người du mục Mông Cổ trở nên khốc liệt hơn, dẫn tới trận Trác Lộc, liên quân Việt bại trận. Trước tình thế khó khăn, Lạc Long Quân dẫn quân dân Việt dùng thuyền theo Hoàng Hà vượt biển xuống Việt Nam, đổ bộ vào Nghệ Tĩnh, như được ghi trong Ngọc phả Đền Hùng.
Dòng người Việt chủng Mogoloid phương Nam trong đoàn di tản của Lạc Long Quân cùng người Việt bản địa chủng Australoid chung tay xây dựng nhà nước Văn Lang. Hai dòng người hòa huyết cho ra người Việt Nam hiện đại thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Cuộc thiên di của người Mogoloid từ duyên hải nam Trung Hoa xuống Việt Nam còn được tiếp tục trong thời gian dài, khiến số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên, cho tới 2.000 năm TCN trở thành đại đa số trong dân cư Việt Nam.
Với nhiều chứng cứ được phát hiện, tiêu biểu là di chỉ Mán Bạc Ninh Bình 2.000 năm TCN, với 30 di hài người Australoid và Mongoloid được chôn chung, khoa học đưa ra nhận định: trên đất Việt Nam đã có sự chung sống lâu dài giữa người Australoid và người Mongoloid. Tới 2.000 năm TCN, việc hòa huyết giữa họ hoàn tất, hầu hết dân cư là Mongoloid phương nam.
Như vậy có thể rút ra kết luận: người Việt Nam hiện đại được hình thành từ đầu thiên niên kỷ III TCN do sự hòa huyết giữa người Australoid tại Việt Nam và người Mongoloid phương Nam từ vùng Sơn Đông và Ngũ Lĩnh di cư xuống. Cho tới 2.000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể của dân cư Việt Nam. (13)

Về hiện tượng Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á
Từ giữa thế kỷ trước, căn cứ vào khảo sát sưu tập sọ người cổ được phát hiện ở Đông Nam Á, giới nhân chủng học nhận định: suốt trong thời Đồ Đá, chủng Australoid giữ vai trò độc tôn trong dân cư khu vực. Nhưng sang thời đại Kim khí, người Mongoloid xuất hiện và sau đó thay thế người Australoid, trở nên thành phần chủ đạo của dân cư khu vực. Hiện tượng này được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á, hoàn tất vào khoảng 2.000 năm TCN.
Như vậy là, quá trình Mongolid hóa dân cư không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà chung cho toàn khu vực. Đến cuối thế kỷ trước, khoa học chưa giải thích được hiện tượng này.
Ngày nay, nhờ những nghiên cứu di truyền học, ta có thể giải thích như sau:
Khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, người Mogoloid phương Nam tại duyên hải Đông Nam Trung Hoa tăng nhân số, trở thành đa số trong dân cư. Do áp lực dân số, họ di cư sang Đài Loan, Việt Nam và các hải đảo Đông Nam Á. Khoảng 2.600 năm TCN, cuộc xâm lăng của người du mục Mông Cổ chiếm nam Hoàng Hà thúc đẩy cuộc di cư này.
Do dân nhập cư và do chuyển hóa di truyền từ hòa huyết với người di cư mà trong thiên niên kỷ III TCN diễn ra quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á. Tới cuối thiên niên kỷ III TCN, quá trình này hoàn tất, tạo ra diện mạo dân cư Đông Nam Á như ngày nay. (12)

Sự hình thành dân cư Trung Hoa

Trung Hoa là quốc gia trung tâm của châu Á, với số dân khổng lồ. Cho đến nay, nguồn gốc và quá trình hình thành khối người đông đúc này chưa được làm rõ. Vì vậy, nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử và văn hóa phương Đông còn bị khuất lấp.
Người Trung Quốc cho rằng, tổ tiên họ là người Hoa Hạ. Nhưng họ cũng chưa biết nguồn gốc người Hoa Hạ từ đâu. Vì vậy, vấn đề then chốt là xác định người Hoa Hạ là ai, xuất hiện ở Trung Quốc khi nào và trong hoàn cảnh nào?
Trong thế kỷ XX, theo Thuyết Đa vùng, phổ biến quan niệm cho rằng, các sắc dân châu Á như Hoa, Việt, Mông, Mãn… xuất hiện từ xa xưa ở phía nam dải Thiên Sơn. Người Việt theo nguồn sông Dương Tử vào chiếm đất Trung Quốc. Khoảng 2.600 năm TCN, người Hoa vượt Hoàng Hà xâm chiếm đất đai, đẩy người Việt chạy dần về phương nam.
Sang thế kỷ XXI, Thuyết Đa vùng phá sản, người ta đi tìm những cách lý giải khác về nguồn gốc người Hoa Hạ. Trong tài liệu Sự hình thành văn minh nông nghiệp ở Trung Hoa (14), Giáo sư Zhou jixu, dựa trên so sánh ngôn ngữ học, cho rằng, người Hoa Hạ thuộc dòng Arian từ phía tây tới.
Chúng tôi thấy thuyết này không phù hợp thực tế. Nếu là người Arian thì mã di truyền (genome) của người Trung Quốc phải mang gen Á – Âu (Eurasian). Trong khi đó, chính Zhou Jixu thừa nhận, người Hán chiếm 93% dân số Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid phương Nam.
Từ tài liệu di truyền học mới nhất, kết hợp với những tư liệu khảo cổ học, cổ nhân học, văn hóa học hiện có, chúng tôi thấy như sau:
-         Mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, như vậy người Hoa Hạ phải là kết quả hòa huyết giữa người Mongoloid và người Australoid.
-         Là con cháu của Hoàng Đế, người Hoa Hạ phải ra đời sau Hoàng Đế, tức là sau năm 2698 TCN và cố nhiên, phải được sinh ra trên đất Việt, phía nam Hoàng Hà.
-         Điều này có nghĩa, người Hoa Hạ không phải từ ngoài xâm nhập và cũng không thuộc hai nhóm Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ.
-         Từ đó có thể kết luận: người Hoa Hạ ra đời sau cuộc xâm lăng của người Mông Cổ, chiếm phía nam Hoàng Hà, là kết quả của sự hòa thuyết giữa người Mongoloid phương Bắc và người Việt bản địa (Australoid).
Như vậy, sau cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, trên đất Việt cổ, từ lưu vực Hoàng Hà tới Dương Tử có ba nguồn sinh tạo người Mongoloid phương Nam: người Việt Ngưỡng Thiều, người Việt Hà Mẫu Độ và người Hoa Hạ trong vùng quân Mông Cổ chiếm đóng. Vừa tự sinh vừa chuyển hóa di truyền người Việt cổ,  tới cuối thiên niên kỷ III TCN, người Môngoloid phương Nam đã thay người Việt cổ (Australoid) trở thành đa số trong dân cư trên phần đất Việt cổ mà sau này thuộc về Trung Hoa.
Trong một hai bài viết trước đây, chúng tôi cho rằng, sau thời Hoàng Đế, người Hoa Hạ kế tục vai trò của cha ông Mông Cổ, cai trị vương triều do Hoàng Đế tạo dựng. Nhưng có thể không phải vậy. Theo sử Trung Hoa,  Hoàng Đế cai trị khoảng 100 năm (2698 – 2598 TCN), tiếp theo là Thiếu Hạo và Chuyên Húc. Nhưng sau đó, vương quyền chuyển về người Việt với Đế Cốc, Đế Chí, Đế Du Võng rồi Đế Nghiêu (2337 –2258 TCN), Đế Thuấn, Đế Vũ (2205–2198 TCN), Đế Ất (Thành Thang 1766-1122 TCN). Chỉ sau khi diệt nhà Ân, Vũ vương lập nhà Chu, người Hoa Hạ mới nắm vương quyền (1046 TCN).
Để khẳng định vai trò tộc Hoa Hạ, nhà Chu nhận thủy tổ Hoàng Đế và tôn Hậu Tắc, vị quan coi nghề nông thời vua Thuấn làm tổ trực tiếp của mình. Không những thế, họ chủ trương bỏ qua các triều đại người Việt trước đó để chỉ ghi sử Trung Hoa từ thời Chu. Thậm chí, như Zhou Jixu cho thấy, lịch sử nông nghiệp Trung Hoa cũng chỉ được tính từ khi ông Hậu Tắc học trồng kê (khoảng 2.300 năm TCN). Trong khi đó khảo cổ phát hiện di chỉ trồng lúa từ 12.000 năm trước ở phía nam Dương Tử!
Tuy xưng bá nhưng nhà Chu chỉ chiếm diện tích và dân số nhỏ ở Trung Nguyên, trong mối liên kết lỏng lẻo với hàng trăm quốc gia khác. Không những thế, vương triều Chu còn bị kẹp giữa các quốc gia của người Việt ở xung quanh: Ba, Thục phía Tây Nam; Ngô, Sở, Việt phía đông; Văn Lang phía nam.
Vì vậy, quan niệm cho rằng nhà Chu là quốc gia lớn bao trùm Trung Nguyên chỉ là sự ngộ nhận. Thực tế cho thấy, chỉ từ khi Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, sáp nhập Ba, Thục, Sở vào vương triều Tần, Trung Quốc mới có diện mạo như hiện nay. Như vậy, Trung Quốc hình thành chủ yếu từ sự sáp nhập đất đai, dân cư và văn hóa của các quốc gia Việt. Nhận định này cũng phù hợp với đánh giá của học giả Trung Quốc Trương Quang Trực: “Điểm gốc cùa văn minh Trung Hoa chỉ bao gồm vài ba bộ lạc ở ba tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, lưu vực sông Hoài” (15). Và cũng đúng với ý kiến của học giả Bỉnh Thế Hà khi kết thúc tác phẩm “The Craddle of the East”:  “Nước Tàu làm nên do những người không phải là Tàu.” (16)
Do Tần Thủy hoàng là người Việt nên người Hoa Hạ không còn vị trí ưu thế mà hòa tan với cộng đồng Việt. Từ đây, danh xưng Hoa Hạ dùng chỉ chung khối người chủng Mongoloid phương Nam trên lưu vực Hoàng Hà.
Hơn 2.000 năm nay, do chưa phân định rõ việc này dẫn tới ngộ nhận rằng Hoa Hạ là tộc người hình thành từ xa xưa, vượt Hoàng Hà, chiếm Trung Nguyên, dựng nước Trung Quốc, xua đuổi người Việt “chạy có cờ” về phía nam. Sự lầm lẫn lớn của lịch sừ!
Có một sự thực mà it người để ý, là thời Tam Quốc, Tào Tháo muốn diệt Ngô và Thục nên dùng gián điệp điều tra hai nước này. Được giao việc,  Hứa Tịnh báo cáo: “Trong suốt mười năm, tôi đi vạn dặm đường, từ Hội Kế (Cối Kê) tới Giao Chỉ mà bất kiến Hán địa.” Sở dĩ nói vậy là do Hứa Tịnh, như mọi người phương bắc, quan niệm khung cảnh văn hóa lưu vực Hoàng Hà mới là đất Hán. Trong khi đó, vùng nam Dương Tử có quang cảnh khác hẳn, từ con người tới nếp sống nên không phải là đất Hán vì vậy, không thấy đất Hán.   [(許靖):“南至交州,经历东瓯、闽越之国,行经万里,不见汉地 / Nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lý, bất kiến Hán địa”. 三國志。蜀書].Đi trong vương quốc Hán mà không thấy đất Hán! Thực tế này là chứng cứ cho thấy, không hề có chuyện người Hán đồng hóa người Việt.
Con đường đi tìm sự thật quá gian nan, nhưng bản thân sự thật thì đơn giản. Điều này hoàn toàn đúng khi nói về nguồn gốc người Việt. Nhờ khoa học tìm ra nguồn gốc cùng sự di cư của loài người, sự thật hiện ra rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật: người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam trở thành tổ tiên người Việt…
Do lạc trong mê lộ quá lâu mà cho tới nay không ít người chưa ra khỏi tình trạng đa thuyết loạn ngôn. Có người vẫn cho rằng, người châu Á cổ hơn người châu Phi. Có người hồ nghi hỏi: chuyện lục địa chìm Atlantic giài thích sao đây? Cho tới nay, đó vẫn chỉ là huyền thoại bởi khoa học chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào về chuyện này. Xin cứ để nó trong truyền thuyết, bởi lẽ, dù có hay không Atlantic cũng không ảnh hưởng gì tới nguồn gốc loài người. Bản đồ gen cho thấy, từ 160.000 năm xuất hiện cho tới nay, sự phát triển của con người là liên tục! Hiện cũng có một số người bàn tán về thuyết Loài người phát xuất từ Tây Tạng do bác sĩ nhãn khoa người Nga Munđasep đề xuất. Dựa trên sự giống nhau về hình dạng con mắt của cư dân Tây Tạng với nhiều sắc dân khác, tác giả cho rằng, Tây Tạng chính là quê hương của loài người. Trước hết, cách lập luận như vậy là không hợp logic. Nếu hình dạng cặp mắt của người Tây Tạng giống với nhiều sắc dân khác là có thật thì điều này còn là kết quả của sự giao thoa gặp gỡ của những dòng người đi qua Tây Tạng. Di truyền học và lịch sử đã xác nhận: 40.000 năm trước,  người Việt cổ từ Đông Á qua đây, rồi vượt Trung Á, vào châu Âu, góp máu sinh ra tổ tiên người châu Âu. Khoảng 15.000 năm trước, người châu Âu theo con đường ngược lại, qua Tây Tạng, sang phương Đông. Lúc này tại vùng biên giới phía tây Trung Hoa, người Việt đã đông nên người di cư khó thâm nhập. Họ dạt xuống tây nam, trở thành các tộc Eurasian thiểu số ở đây. Một bộ phận vượt lên phía bắc, tới Đông Bắc Trung Quốc, thành người Altaic ở Siberi, người Ainu thiểu số trên đất Nhật Bản. Không chỉ thế, người Mông Cổ, người Trung Á… nhiều lần qua Tây Tạng trong những cuộc chinh chiến ở châu Âu, Trung Đông… Chính sự di chuyển đan xen như vậy của nhiều dòng người trong quá trình lịch sử dài đã làm nên sự đa đạng trong bộ gen người Tây Tạng hôm nay. Thuyết Nguồn gốc Tây Tạng có lẽ là thất bại cuối cùng trong cuộc đi tìm nguồn gốc con người. Nó cũng thể hiện sự tụt hậu của khoa di truyền học của nước Nga, một nền khoa học lớn bị suy sụp từ thời Xtalin-Lưxencô.

Thiết nghĩ, trên đây là một mặt bằng khoa học tối thiểu để có thể từ đó nhìn nhận thời tiền sử Việt Nam và Đông Á. Nếu không đứng trên ngưỡng tri thức như vậy, sự thảo luận sẽ rất dễ lạc đường.


 Tóm lại: nguồn gốc của người Hoa Hạ Trung Quốc là từ người Việt cổ, là sự hòa huyết của hai giống người Mongoloid và người Australoid. Người trung Quốc hiện đại là kết quả của sự lai giống giữa các chủng người Mongoloid phương Bắc và người Việt bản địa (Australoid). Đế Minh sinh ra Đế Nghi cai trị bắc Trung quốc và Kinh Dương Vương cai trị nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam (lấy con gái Thần Long Động Đình Vương, Dương Tử thuở chưa bị Trung Quốc chiếm) đều có nguồn gốc là người Việt cổ. 

Đạo giáo mà nhiều vị giáo sư, sử gia Việt Nam cho là văn hóa Trung quốc: thờ Ngọc Hoàng, thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình (Thần Long Động Đình Vương) và thờ Mẫu Thoải (vị Thánh mẫu thứ ba trong Đạo Mẫu là con gái Vua Cha Bát Hải)... sau mới truyền bá sang nước ta
là hoàn toàn sai lầm!!! Thực chất đây văn hóa cxưa của người Việt cổ và xuất phát từ người Việt? Chúng ta là đã phát hiện đền thờ Ngọc Hoàng có niên đại khoảng 2.200 năm là Đền Đậu An ở xã An Viên-Tiên Lữ-Hưng Yên (theo báo ANTĐ ngày 02/04/2010), trước cả khi người Hán đô hộ nước ta gần 100 năm.

       Dĩ nhiên, ngôi đền này đã có từ trước cuộc chiến tranh thống nhất lãnh thổ của các bộ tộc Việt do Nam Việt Vương Triệu Đà tiến hành (năm 179 trước công nguyên ).

Mặt khác, trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có lập luận cho rằng thời kỳ nhà nước nguyên thủy là thời Hồng Bàng, từ vua Kinh Dương Vương (2879 trước CN), qua Lạc Long Quân và 18 vua Hùng (kết thúc 257 TCN), tính ra 2622 năm cho 20 ông vua, trung bình mỗi người 121 năm là khó chấp nhận được. Tức là các vị vua không thể thọ được hơn 120 tuổi nhưng cũng Wikipedia lại đưa ra số liệu Nữ Oa Trung quốc thọ tới 130 tuổi (theo truyền thuyết), người thượng cổ có lẽ thọ hơn người hiện đại chúng ta, chưa nói đến thời đại ngày nay có người Việt thọ tới 156 tuổi.

     Tuy nhiên, không có tài liệu ghi chép lại sẽ khó có chứng cứ rõ ràng và nhiều người cho rằng thời Hồng Bàng (các Vua Hùng Vương) là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14 nhưng chúng ta không được quên rằng: khi nhà Hán đô hộ đã đốt hết sách vở, xóa bỏ lịch sử dân tộc ta và xóa bỏ gần hết tập tục của người Việt. Chúng bắt dân ta dùng chữ Khải (Khải Thư 楷書) của nhà Hán thời đó để phục vụ âm mưu cố tình sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. (mới quý vđọc bài: "
Hà Văn Thùy. Xác lập cơ sở khoa học cho học thuyết Kim Định" đăng kỳ sau sẽ rõ)!

      Phải chăng, lịch sử các triều đại sơ khai chỉ được dân ta truyền miệng lại qua các thế hệ sau, mãi đến thế kỷ 14 mới được Ngô Sĩ Liên sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ để ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tên hiệu Hùng Vương các đời của nhà nước Văn Lang có thể không chính xác nhưng thời đại Hồng Bàng từ vua Kinh Dương Vương đến An Dương Vương là không thể phủ nhận! Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là sử liệu duy nhất được Nhà nước công nhận có sự chính xác cao về lịch sử!
  
Trích nguồn:
- Đề án nghiên cứu Quan hệ di truyền của người Trung Quốc (Genetic Relationship of Population in China) của Giáo sư  Y. Chu, Đại học Texas công bố, ngày 29 tháng 9 năm 1998 tại Hoa Kỳ.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/van-hien-lac-viet/chi-tiet/xac-lap-co-so-khoa-hoc-de-tim-nguon-goc-nguoi-viet-2916/