(VOV) - "Hầu đồng đang bị lợi
dụng chủ yếu kiếm tiền tài là chính, làm biến dạng nghi lễ, sinh ra
nhiều hủ tục, mê tín dị đoan..."
Thờ Mẫu còn là một nhu cầu trong đời
sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin. Hầu
đồng là nghi lễ chính mang tính nghệ thuật sân khấu trong tín ngưỡng thờ
Mẫu.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, đã có
nhiều cách hiểu chưa đúng về nghi lễ hầu đồng, cũng như tín ngưỡng thờ
Mẫu. Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy
viên Hội đồng di sản quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn
tín ngưỡng dân gian để có những thông tin đầy đủ hơn về một tín ngưỡng
dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt.
P.V: Thưa giáo sư,
dựa vào cơ sở nào mà chúng ta khẳng định tín ngưỡng Thờ mẫu là tín
ngưỡng bản địa, có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất trong hàng trăm tín ngưỡng
của Việt Nam?
GS.TS Ngô Đức Thịnh:
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ mẫu thể hiện quan điểm thế giới quan của người
Việt, đồng nhất vũ trụ thiên nhiên với con người, mà đồng nhất với người
mẹ. Hệ thống thần mẫu được phân ra nhiều thế giới và coi như mẫu là bà
mẹ vũ trụ. Quan điểm này có quan điểm có lợi khi chúng ta đang phải giải
quyết nhiều vấn đề với môi trường tự nhiên.
GS.TS Ngô Đức Thịnh |
Thứ hai, đạo Mẫu không quan tâm đến thế giới con người sau khi chết và
chú trọng chăm lo đời sống con người khi còn sống: sức khoẻ, chữa bệnh,
có tiền tài, quan lộc, vui vẻ. Trên cơ sở phân tích như vậy thì, thờ mẫu
rất hiện sinh.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu là thể hiện
tình yêu nước đã được tâm linh hóa. Cho nên hàng trăm năm nay người Việt
thờ mẫu là thờ các vị có công với nước, đó là sức mạnh rất lớn của dân
tộc Việt Nam.
Thứ tư, tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện
qua hàng loạt nghệ thuật: nghệ thuật trưng bày, nghệ thuật biểu diễn.
Chính vì thế, Bộ VHTT&DL đã đưa tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu
đồng vào danh mục 12 di sản văn hóa phi vật thể sẽ trình UNESCO từ nay
đến năm 2015.
P.V: Vậy, ông có thể phân tích thêm về nét đặc sắc của tín ngưỡng Thờ mẫu so với các tín ngưỡng khác?
GS.TS Ngô Đức Thịnh:
Chúng tôi vẫn hay nói rằng, đạo Mẫu là một loại hình sân khấu tổng hợp,
kết hợp với âm nhạc để tạo ra trạng thái giúp con người có thể nhập hồn
của thần linh.
Lên đồng là môi trường để con người có thể nhập vào thần linh. |
Lên đồng là một nghi lễ của đạo mẫu, vì vậy lên đồng không tách rời đạo
mẫu. Lên đồng là môi trường để con người có thể nhập vào thần linh.
P.V: Nhưng trên
thực tế thì không phải tất cả mọi người đã hiểu và thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu đúng như những giá trị đích thực của nó, thưa ông?
GS.TS Ngô Đức Thịnh:
Đúng thế. Đạo mẫu đang bị một cái án là do một số người lợi dụng chủ yếu
kiếm tiền tài là chính, làm biến dạng nghi lễ, sinh ra nhiều hủ tục, mê
tín dị đoan, như đốt vàng mã quá nhiều. Bây giờ cần chấn chỉnh lại đạo
mẫu, để trả lại cho nó giá trị đích thực, khắc phục những cái lợi dụng
để đạo Mẫu thực sự là đạo bản địa của Việt Nam.
P.V: Theo ông,
những công việc cần làm để cộng đồng hiểu đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và
đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực liên quan đến đạo mẫu là gì?
GS.TS Ngô Đức Thịnh:
Hiện nay các đơn vị có nhiều hoạt động liên quan đến việc này. Trung tâm
của chúng tôi thành lập các câu lạc bộ theo đạo mẫu để cho mọi người
nhận thức đúng các giá trị của đạo mẫu. Cần có sự lãnh đạo của nhà nước,
các cơ quan văn hóa, nhưng quan trọng nhất là cộng đồng.
Thờ Mẫu còn là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin |
Trung tâm chúng tôi đã tổ chức Câu lạc bộ để bảo tồn đạo mẫu, trong đó
có sự tham gia của các ông bà đồng, con nhang đệ tử, các nghiên cứu nhà
văn hóa. Nếu cộng đồng có sự hiểu biết đầy đủ về đạo Mẫu thì sẽ góp phần
đẩy lùi các tiêu cực đối với đạo mẫu. Nó sẽ giúp người dân có ý thức và
hành vi ứng xử đúng mực với một tín ngưỡng dân gian có truyền thống lâu
đời của người Việt; đồng thời phân biệt được giá trị cốt lõi của tín
ngưỡng thờ Mẫu với những biến tướng mang tính chất mê tín dị đoan./.
P.V: Xin cảm ơn ông./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét