- Lần đầu tiên, có một cuộc "giải oan" cho lên đồng - “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc.
Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội
đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc đã “giải oan”
cho một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc vốn bị mang tiếng lâu nay.
Bài và ảnh : Nguyễn Hoàng http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/10261/can-cot-cua-len-dong-la-van-hoa-dan-toc.html
Chương trình hội thảo và biểu diễn “Lên đồng – Bảo tàng sống của người Việt”
tối 23/2 đã khiến Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà
Nội) lần đầu tiên rơi vào tình trạng quá tải. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện
nghiên cứu Hán Nôm) chắc sẽ không còn rơi nước mắt khi
biết được rằng có hàng trăm bạn trẻ đứng theo dõi chương trình của ông
qua màn ảnh lớn bên ngoài trung tâm. Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa
– GS.TS Ngô Đức Thịnh thẳng thắn trả lời mọi câu hỏi khi bị nghi ngờ về
việc nghiên cứu lên đồng để “tiến căn trình đồng mở phủ”…
Không nặng nề và khô cứng, cuộc nói chuyện đầy lí thú của GS Ngô Đức Thịnh và TS Nguyễn Xuân Diện đã xóa tan khoảng cách giữa khán giả trẻ tuổi và những người am hiểu về lên đồng. |
GS Thịnh đưa một ví dụ sinh động về thái độ với hoạt động Lên đồng hiện
nay: “Lên đồng chỉ giống một đứa trẻ mới sinh ra, những kẻ "đồng đú -
đồng đua" khiến đứa trẻ đó bị bẩn. Bỏ rơi đứa bé là điều không nên, hãy
gột rửa cho nó như người Việt ta có câu gạn đục khơi trong mới là hành động đúng đắn”.
Lên đồng là một bảo tàng sống
TS Nguyễn Xuân Diện thu hút sự chú ý bằng lời trích dẫn của một học
giả nước ngoài trước khi đưa ra lí giải: “Lên đồng có đầy đủ âm sắc của
âm nhạc Việt qua hát chầu văn và dàn nhạc chầu, các điệu múa và trang
phục thiêng của các vùng miền cũng được thể hiện. Rồi mỹ nghệ
chế tác tinh xảo cùng nghệ thuật điêu khắc, hội họa qua các đồ dâng
cúng, tranh thờ, tượng Phật… Đặc biệt hơn cả, do không phải kiêng nên
lên đồng còn tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các sản vật của ba
miền đất nước khi dâng hầu”
GS Đức Thịnh cho rằng: “Lên đồng là bảo tàng sống vì ba lí do. Các nhân vật lịch sử được sống lại và nhập hồn
vào thanh đồng qua quần áo, điệu múa chứ không phải là bức tượng trong
tủ kính. Tính đa văn hóa và bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam thông
qua điệu nhạc nhảy múa của những giá chầu là lí do thứ hai. Và cuối cùng
việc thờ đạo Mẫu như câu nói tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ là biểu hiện của nét văn hóa gia đình đặc trưng của người Việt”.
Giá hầu Đức Trần Triều mang tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”. |
Cấm người có “căn” tức là cấm họ trở lại cộng đồng !
Với những điều tra của mình, GS Ngô Đức Thịnh đã khẳng định: “Gần
100% những người có “cơ đầy” mắc các bệnh tật sau khi trình đồng đều
thoát bệnh”. Ông nhấn mạnh rằng: “Đây không phải mê tín dị đoan mà nhân
tố quan trọng nhất đó chính là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được”.
Đặt ngược vấn đề vị GS cũng thẳng thắn nói: “Nếu như chúng ta cấm
những người có “căn” và có nhu cầu hầu đồng để giải tỏa niềm tin tôn
giáo thì liệu có giống chúng ta đã đẩy họ ra khỏi cộng đồng? Tôi thấy
câu trả lời đã có khi chúng ta nhìn vào số lượng và sự quan tâm tới buổi
hội thảo ngày hôm nay”.
Ông cũng nói thêm rằng, hiện nay có nhiều người có khả năng tìm mộ
như bà Trần Ngọc Ánh (có công tìm ra phần một của cố Tổng Bí thư Hà Huy
Tập đã được nhà nước công nhận) đang được tổ chức của ông kêu gọi tập
hợp để nghiên cứu và giải thích một cách khoa học.
Chính chúng ta tự làm hỏng đạo Mẫu
Không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động lên
đồng “có tính chất mê tín dị đoan” bị cấm theo Nghị định 75 là từ chính
những người đã lợi dụng nó cho những động cơ không lành mạnh. GS. Ngô
Đức Thịnh trong buổi đăng đàn cũng đã phải thừa nhận: “Chính chúng đã
làm hỏng đạo Mẫu. Không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy con người
ta làm điều xấu, chỉ có con người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng đó làm
điều xấu mà thôi.”
Khép lại buổi nói chuyện, GS Thịnh một lần nữa đã kêu gọi ngay chính
những “ông đồng bà cốt” hãy tự chấn chính lại “ngôi nhà thánh Mẫu” để
mọi người nhìn vào đó và công nhận đạo Mẫu, ghi nhận lên đồng là một
hoạt động văn hóa tốt đẹp mà ông cha đã để lại.
Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ |
Bài và ảnh : Nguyễn Hoàng http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/10261/can-cot-cua-len-dong-la-van-hoa-dan-toc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét