Dư luận đang quan tâm đến một số thông tin báo chí nêu lên nguyện vọng xây dựng hồ sơ cho nghi lễ hầu đồng đề nghị UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới. Sinh hoạt tín ngưỡng này đã có thời gian dài bị coi là mê tín dị đoan, hiện nay các giá trị của nó đã và đang được nghiên cứu, giới thiệu. Việc thực hành nghi lễ hầu đồng đang phổ biến sâu rộng trong đời sống. GS.TS Ngô Đức Thịnh đã chia sẻ một số suy nghĩ về vấn đề này. (Hiện GS là ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội folklore châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam).
Nghiên cứu lâu năm và được coi là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu ở Việt Nam, xin GS cho biết một số giá trị cơ bản của tín ngưỡng này?
Tín ngưỡng này chứa đựng những nhận thức mang tính chất vũ trụ luận, trong đó có việc đồng nhất nữ tính với tự nhiên, vũ trụ. Việc tôn thờ nữ thần của đạo Mẫu cũng như nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác trên thế giới, thể hiện tư tưởng tích cực, đồng nhất con người với tự nhiên. Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng không chú trọng vấn đề linh hồn hay cái chết mà quan tâm đến sự sống, đến khát vọng sức khỏe, tài lộc. Về khía cạnh dân tộc và lịch sử, đạo Mẫu đứng về phía dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa. Đạo Mẫu và hầu đồng cũng tạo ra những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đó là kho tàng "văn học đạo Mẫu" (chữ Hán, Nôm, quốc ngữ), diễn xướng hầu đồng là thứ "sân khấu tâm linh" với âm nhạc hát chầu văn, múa nghi lễ độc đáo... Đây là một di sản văn hóa dân tộc độc đáo, một "bảo tàng sống" về văn hóa truyền thống rất đáng được trân trọng và nghiên cứu, đồng thời bảo tồn và phát huy những nét đẹp của nó.
Có nhiều giá trị đặc sắc như vậy nhưng một thời gian dài việc thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng bị kỳ thị và cho đến nay vẫn chưa phải đã hết tâm lý "đề phòng", e ngại.
Đây là "cái án" vẫn chưa được dơ. Từ những năm 1985, 1986 tôi bắt tay vào nghiên cứu đạo Mẫu và hầu đồng cũng xuất phát từ câu hỏi: Tại sao bị cấm như thế mà nó vẫn tồn tại? Hàng loạt ông bà đồng bị bắt, bị tịch thu đồ nghề, nhưng cấm thế nào vẫn không được vì đó thực sự là nhu cầu trong nhân dân. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay thì tín ngưỡng, nghi lễ này lại có cơ hội phát triển. Vào tháng 3 âm lịch, có thể tính được hàng trăm cuộc lên đồng mỗi ngày ở Hà Nội, Huế, TP.HCM... Có điều, trong xu thế bung ra này, khá nhiều mục đích là vì tiền. Đạo Mẫu và nghi lễ lên đồng vốn không có gì tiêu cực nhưng đang bị người ta lợi dụng. Bên cạnh các bà đồng, ông đồng là do có "căn số", thì nay có nhiều người là "đồng đua". Nhưng dù vậy, không thể vì nó bị lợi dụng mà muốn xóa bỏ nó, chúng ta vẫn cần nhìn nhận đúng đắn về các giá trị tích cực của tín ngưỡng và nghi lễ này, có biện pháp uốn nắn chứ thực tế đã chứng minh, cấm là bất khả kháng.
Theo GS, hiện nay trong việc này thì đâu là mấu chốt để cải thiện tình hình?
Tôn giáo tín ngưỡng đều hướng thiện, không cái nào muốn làm cái xấu, cái ác mà chính con người làm cho nó tồi tệ đi. Việc quản lý lên đồng đang bị thả nổi, càng thả thì người ta càng lợi dụng. Bởi vậy, giải pháp quan trọng hiện nay là phải đưa vào khuôn phép, Nhà nước nên quản lý và tạo hành lang để nó phát triển, phát huy các giá trị tốt đẹp. Trung tâm của chúng tôi đã nhận được nhiều đơn của các đền phủ, mong đề nghị với nhà nước công nhận, hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của họ.
Nghi lễ lên đồng vốn không tiêu cực nhưng dễ bị người ta lợi dụng biến tướng thành mê tín dị đoan.
Hiện đang có mong muốn xây dựng hồ sơ khoa học về hầu đồng trình lên UNESCO. GS nghĩ thế nào về vấn đề này?
Phải nói ngay là nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm và yêu thích nghi lễ hầu đồng của Việt Nam. Hội thảo quốc tế nhân học thế giới ngày càng có nhiều tiểu ban đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng này ở các dân tộc khác nhau trên thế giới, đặc biệt là trong môi trường xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và lên đồng ở Hà Nội tổ chức năm 2001 đã hấp dẫn nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước, nhiều người nước ngoài vẫn giữ lại những kỷ niệm khó quên về nghi lễ hầu đồng của người Việt.
Nhưng tôi cho rằng, việc cần kíp hơn là tổ chức và quản lý đạo Mẫu và hầu đồng sao cho phát huy đước các giá trị của nó, giới thiệu những nét đẹp tới đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó cần có thái độ đúng mực hơn với nghệ nhân, nhiều người giỏi lắm, họ đàn, họ hát, vốn liếng, bài bản phong phú. Nhưng không mấy ai quan tâm đến họ cả.
Tôi thấy ở mình đang có hội chứng "di sản thế giới", chỗ nào cũng thích đưa di sản trình lên để đề nghị công nhận. Tại sao cứ phải công nhận như thế, có phải cái gì cũng nên làm đâu! Và dù thế giới có công nhận hay không hoặc chưa công nhận thì mình vẫn phải nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nó đã chứ.
Xin cảm ơn GS!
Nghiên cứu lâu năm và được coi là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu ở Việt Nam, xin GS cho biết một số giá trị cơ bản của tín ngưỡng này?
Tín ngưỡng này chứa đựng những nhận thức mang tính chất vũ trụ luận, trong đó có việc đồng nhất nữ tính với tự nhiên, vũ trụ. Việc tôn thờ nữ thần của đạo Mẫu cũng như nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác trên thế giới, thể hiện tư tưởng tích cực, đồng nhất con người với tự nhiên. Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng không chú trọng vấn đề linh hồn hay cái chết mà quan tâm đến sự sống, đến khát vọng sức khỏe, tài lộc. Về khía cạnh dân tộc và lịch sử, đạo Mẫu đứng về phía dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa. Đạo Mẫu và hầu đồng cũng tạo ra những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đó là kho tàng "văn học đạo Mẫu" (chữ Hán, Nôm, quốc ngữ), diễn xướng hầu đồng là thứ "sân khấu tâm linh" với âm nhạc hát chầu văn, múa nghi lễ độc đáo... Đây là một di sản văn hóa dân tộc độc đáo, một "bảo tàng sống" về văn hóa truyền thống rất đáng được trân trọng và nghiên cứu, đồng thời bảo tồn và phát huy những nét đẹp của nó.
Có nhiều giá trị đặc sắc như vậy nhưng một thời gian dài việc thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng bị kỳ thị và cho đến nay vẫn chưa phải đã hết tâm lý "đề phòng", e ngại.
Đây là "cái án" vẫn chưa được dơ. Từ những năm 1985, 1986 tôi bắt tay vào nghiên cứu đạo Mẫu và hầu đồng cũng xuất phát từ câu hỏi: Tại sao bị cấm như thế mà nó vẫn tồn tại? Hàng loạt ông bà đồng bị bắt, bị tịch thu đồ nghề, nhưng cấm thế nào vẫn không được vì đó thực sự là nhu cầu trong nhân dân. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay thì tín ngưỡng, nghi lễ này lại có cơ hội phát triển. Vào tháng 3 âm lịch, có thể tính được hàng trăm cuộc lên đồng mỗi ngày ở Hà Nội, Huế, TP.HCM... Có điều, trong xu thế bung ra này, khá nhiều mục đích là vì tiền. Đạo Mẫu và nghi lễ lên đồng vốn không có gì tiêu cực nhưng đang bị người ta lợi dụng. Bên cạnh các bà đồng, ông đồng là do có "căn số", thì nay có nhiều người là "đồng đua". Nhưng dù vậy, không thể vì nó bị lợi dụng mà muốn xóa bỏ nó, chúng ta vẫn cần nhìn nhận đúng đắn về các giá trị tích cực của tín ngưỡng và nghi lễ này, có biện pháp uốn nắn chứ thực tế đã chứng minh, cấm là bất khả kháng.
Theo GS, hiện nay trong việc này thì đâu là mấu chốt để cải thiện tình hình?
Tôn giáo tín ngưỡng đều hướng thiện, không cái nào muốn làm cái xấu, cái ác mà chính con người làm cho nó tồi tệ đi. Việc quản lý lên đồng đang bị thả nổi, càng thả thì người ta càng lợi dụng. Bởi vậy, giải pháp quan trọng hiện nay là phải đưa vào khuôn phép, Nhà nước nên quản lý và tạo hành lang để nó phát triển, phát huy các giá trị tốt đẹp. Trung tâm của chúng tôi đã nhận được nhiều đơn của các đền phủ, mong đề nghị với nhà nước công nhận, hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của họ.
Nghi lễ lên đồng vốn không tiêu cực nhưng dễ bị người ta lợi dụng biến tướng thành mê tín dị đoan.
Hiện đang có mong muốn xây dựng hồ sơ khoa học về hầu đồng trình lên UNESCO. GS nghĩ thế nào về vấn đề này?
Phải nói ngay là nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm và yêu thích nghi lễ hầu đồng của Việt Nam. Hội thảo quốc tế nhân học thế giới ngày càng có nhiều tiểu ban đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng này ở các dân tộc khác nhau trên thế giới, đặc biệt là trong môi trường xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và lên đồng ở Hà Nội tổ chức năm 2001 đã hấp dẫn nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước, nhiều người nước ngoài vẫn giữ lại những kỷ niệm khó quên về nghi lễ hầu đồng của người Việt.
Nhưng tôi cho rằng, việc cần kíp hơn là tổ chức và quản lý đạo Mẫu và hầu đồng sao cho phát huy đước các giá trị của nó, giới thiệu những nét đẹp tới đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó cần có thái độ đúng mực hơn với nghệ nhân, nhiều người giỏi lắm, họ đàn, họ hát, vốn liếng, bài bản phong phú. Nhưng không mấy ai quan tâm đến họ cả.
Tôi thấy ở mình đang có hội chứng "di sản thế giới", chỗ nào cũng thích đưa di sản trình lên để đề nghị công nhận. Tại sao cứ phải công nhận như thế, có phải cái gì cũng nên làm đâu! Và dù thế giới có công nhận hay không hoặc chưa công nhận thì mình vẫn phải nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nó đã chứ.
Xin cảm ơn GS!
Hoàng Thi (Sức Khỏe Đời Sống )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét