Sau một thời gian dài, tín ngưỡng dân gian này bị các hoạt động mê tín dị đoan lấn lướt, thậm chí bị cấm. Nay “oan” đã được gỡ và hiện đang có ý kiến nên xây dựng hồ sơ trình UNESCO cho nghi lễ hầu đồng là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. GS - TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Folklore châu Á kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam đã trao đổi thẳng thẳn với NNVN về nghi lễ độc đáo này.
http://www.baomoi.com/Khong-nen-do-toi-cho-nghi-le-hau-dong/54/3144865.epi
Quốc tế quan tâm
Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh, hầu đồng là một nghi lễ tiêu biểu của đạo Mẫu, nó thể hiện quan niệm đồng nhất con người với tự nhiên. Đạo Mẫu là một trong những tín ngưỡng cổ xưa, mang giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp, biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc. Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng không chú trọng vấn đề linh hồn hay cái chết mà quan tâm đến sự sống, khát vọng sức khỏe và tài lộc ở thế giới trần gian. Về khía cạnh dân tộc và lịch sử, từ thế kỷ XVI đạo Mẫu được tín ngưỡng hóa và luôn gắn liền với đời sống tâm linh. Cũng có thể khẳng định, nghi lễ hầu đồng chính là sân khấu tâm linh.
“Tôi bắt tay vào nghiên cứu về hầu đồng được hơn 20 năm. Nghiên cứu nghi lễ này chỉ để trả lời một câu hỏi, tại sao hầu đồng bị cấm đoán như thế nhưng các ông đồng, bà đồng vẫn ngấm ngầm thực hiện? Sau này, tôi hiểu ra rằng, hầu đồng cũng là vấn đề tâm sinh lý, đối với nhiều người, hầu đồng là một nhu cầu, nên dù có cấm cũng không được. Tôi đã từng viết một cuốn sách tên là “Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận” để lý giải kỹ về điều này. Với một di sản phi vật thể có giá trị như vậy, trong suy nghĩ của cá nhân tôi, đưa đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO công nhận là cần thiết”, GS Thịnh nói.
Vậy bản chất của hầu đồng là gì, thưa ông?
Bản chất của hầu đồng là việc người ta mượn thân xác các ông đồng, bà đồng để thần linh của đạo Mẫu nhập vào nhằm cầu xin tài lộc, sức khỏe. Về nghệ thuật, hầu đồng là nghệ thuật trình diễn tổng hợp, có âm nhạc, có lời ca, điệu múa. Sân khấu của hầu đồng là sân khấu tâm linh vì nó gắn với không gian thiêng. Về nội dung, hầu đồng gắn với huyền tích về công lao của các nhân vật lịch sử văn hóa, như ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, bà chúa Thượng Ngàn, Đức thánh Trần...
Xét về hiệu quả tác động, hầu đồng có sức cuốn hút mãnh liệt đối với một bộ phận không nhỏ cư dân, đặc biệt là phụ nữ. Tôi đã từng dự những cuộc hầu đồng hồn nhiên, đích thực của những nông dân nghèo. Áo mũ, trang phục riêng cho từng giá đồng gần như không có, đến cả tiền lộc phát cho người xung quanh cũng không. Song chẳng ai dám bảo đó không phải là hầu đồng. Khi ấy, người ta như thoát xác, quên hết thực tại và bắt đầu tiếp cận được những bồng bềnh ảo ảnh thực hư, ẩn chứa trong tâm hồn và tư duy con người...
Tuy nhiên theo khảo sát của giới nghiên cứu, hầu hết những người ra hầu đồng ngày nay đều có chút biểu hiện lệch lạc về tâm sinh lý, họ lập điện mở phủ, hầu thánh với mục đích chữa bệnh. Đó là một cách giải tỏa tâm lý và là cách để họ tái hòa nhập cộng đồng. Họ thăng hoa nhảy múa trong môi trường tâm linh, trong niềm tin mình được “tiếp xúc” với thần thánh, trong sự quyện hòa của âm nhạc, vũ đạo và sự hô ứng của các con nhang đệ tử. Nó như một thứ “vật lý trị liệu” để giải thoát con người khỏi những áp lực của cuộc sống hiện đại. Một sự giải thoát không phải xa rời cuộc sống mà giúp con người đối diện với chính mình, hướng họ tới cảnh giới cao nhất của cái thiện. Đó là sự tích hợp những giá trị văn hóa dân gian có tự lâu đời, âm nhạc, kiến trúc, văn học, trang phục, vũ đạo. Về âm nhạc, hầu đồng mang một loại hình âm nhạc đặc biệt, chầu văn, được coi là một cuộc “hội nhập của thi ca, âm nhạc, vũ đạo và hội họa mang đậm phong cách thuần Việt”, với những câu hát đẹp được lưu giữ từ xa xưa.
Tuy nhiên, đến nay giá trị của hầu đồng vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, liệu trình UNESCO có trở ngại?
Nhằm tôn vinh giá trị của hầu đồng, vừa qua Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội đền Lảnh Giang. Các buổi diễn xướng hầu đồng đã được tổ chức trong ba đêm liền, mỗi đêm tới gần 2 giờ sáng và luôn chật ních người xem. “Hầu đồng vốn là hình thức diễn xướng truyền thống của dân gian, không có những cuộc liên hoan, dân gian vẫn tự phát tổ chức. Vậy nên, chúng tôi chủ động tổ chức, vừa để hạn chế những biến tướng tiêu cực, vừa để tôn vinh một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của dân tộc”- ông Phạm Tư Lành, Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên (Hà Nam).
"Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16. Nhưng hiện tượng nhập đồng có từ thời nguyên thủy, có thể gọi là một thứ tôn giáo sơ khai. Hầu đồng còn có tên gọi khác là lên đồng, hầu bóng, thuật ngữ quốc tế là shamal. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ" - GS Ngô Đức Thịnh.
Ngay bản thân các nhà quản lý của chúng ta cũng hiểu mập mờ về hầu đồng. Những năm 60-80 của thế kỷ XX, đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng chưa được nhìn nhận khách quan. Hầu đồng là một nghi lễ dân gian không thể tách rời của đạo Mẫu, có gốc rễ từ trong đời sống của nhân dân. Chúng ta cần phải thừa nhận hầu đồng, để quản lý nó như một di sản, định hướng đi đúng và ngăn chặn những biến tướng xa lạ với con người, phản văn hóa. Chúng ta cũng cần giáo dục cho người dân hiểu thấu đáo về những giá trị văn hóa và ý nghĩa tâm linh của hầu đồng. Khi họ hiểu thấu đáo cội nguồn của nghi lễ, họ sẽ có niềm tin và những ứng xử văn hóa hơn, góp phần bảo tồn những giá trị của hầu đồng đúng nghĩa với một di sản của ông cha.
Từ năm 1990 đến nay, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đồng thời có 4 cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế đã được tổ chức tại Hà Nội, Nam Định và Tiền Giang. Đạo Mẫu và hầu đồng cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tóm lại, sự đồng thuận trong giới nghiên cứu về giá trị của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này rất cao. Tuy nhiên, ý tưởng là một chuyện. Làm hồ sơ trình UNESCO là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vẫn bị coi là loại hình nghệ thuật nhạy cảm
Theo GS, làm thế nào để nghi lễ này trở về đúng nghĩa của nó?
Không có một thứ tôn giáo tín ngưỡng nào dạy con người làm điều xấu cả. Chỉ có người ta lợi dụng nó để làm việc sai trái. Vì thế, không nên “đổ tội” cho nghi lễ hầu đồng. Nếu không có sự biến tướng, lợi dụng hình thức này để tuyên truyền mê tín dị đoan thì bạn có thể thấy, các hình thức hầu đồng chỉ như một cuộc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Bây giờ không chỉ riêng có hầu đồng đâu, mà còn nhiều thứ tôn giáo, tín ngưỡng đã bị lợi dụng. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó là vấn đề con người và thái độ. Nếu hầu đồng được công nhận là di sản cũng là việc làm tốt, dựa vào đó để xây dựng một hành lang pháp lý, bài trừ tiêu cực, hướng dẫn tích cực để phát triển theo hướng tốt đẹp.
Nếu xây dựng hồ sơ hầu đồng, theo ông khoảng bao nhiêu phần trăm cơ hội được công nhận là di sản văn hóa?
Tôi nghĩ hầu đồng có nhiều cơ hội hơn các di sản phi vật thể khác của Việt Nam. Theo như những gì tôi biết, nhiều học giả trên thế giới thích hầu đồng của chúng ta. Đã từng có cuộc hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và hầu đồng năm 2001 tại Hà Nội. Vào năm 1996, bên lề hội thảo quốc tế, một cuộc hầu đồng đã được tổ chức tại phủ Tây Hồ. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, sau khi chứng kiến nghi lễ hầu đồng đã phải thốt lên rằng: “Tôi sẽ nhớ mãi cái đêm huy hoàng này!”. Thế nhưng cho tới nay, dù hầu đồng đã được nhìn nhận lại, nhưng nó vẫn là loại hình nghệ thuật nhạy cảm. Do vậy, tốt hơn là vẫn phải nghiên cứu làm sáng rõ hơn những giá trị của hầu đồng, tạo nên sự đồng thuận xã hội, trước khi tôn vinh nó ở phạm vi quốc tế.
http://www.baomoi.com/Khong-nen-do-toi-cho-nghi-le-hau-dong/54/3144865.epi
Quốc tế quan tâm
Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh, hầu đồng là một nghi lễ tiêu biểu của đạo Mẫu, nó thể hiện quan niệm đồng nhất con người với tự nhiên. Đạo Mẫu là một trong những tín ngưỡng cổ xưa, mang giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp, biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc. Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng không chú trọng vấn đề linh hồn hay cái chết mà quan tâm đến sự sống, khát vọng sức khỏe và tài lộc ở thế giới trần gian. Về khía cạnh dân tộc và lịch sử, từ thế kỷ XVI đạo Mẫu được tín ngưỡng hóa và luôn gắn liền với đời sống tâm linh. Cũng có thể khẳng định, nghi lễ hầu đồng chính là sân khấu tâm linh.
“Tôi bắt tay vào nghiên cứu về hầu đồng được hơn 20 năm. Nghiên cứu nghi lễ này chỉ để trả lời một câu hỏi, tại sao hầu đồng bị cấm đoán như thế nhưng các ông đồng, bà đồng vẫn ngấm ngầm thực hiện? Sau này, tôi hiểu ra rằng, hầu đồng cũng là vấn đề tâm sinh lý, đối với nhiều người, hầu đồng là một nhu cầu, nên dù có cấm cũng không được. Tôi đã từng viết một cuốn sách tên là “Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận” để lý giải kỹ về điều này. Với một di sản phi vật thể có giá trị như vậy, trong suy nghĩ của cá nhân tôi, đưa đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO công nhận là cần thiết”, GS Thịnh nói.
Vậy bản chất của hầu đồng là gì, thưa ông?
Bản chất của hầu đồng là việc người ta mượn thân xác các ông đồng, bà đồng để thần linh của đạo Mẫu nhập vào nhằm cầu xin tài lộc, sức khỏe. Về nghệ thuật, hầu đồng là nghệ thuật trình diễn tổng hợp, có âm nhạc, có lời ca, điệu múa. Sân khấu của hầu đồng là sân khấu tâm linh vì nó gắn với không gian thiêng. Về nội dung, hầu đồng gắn với huyền tích về công lao của các nhân vật lịch sử văn hóa, như ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, bà chúa Thượng Ngàn, Đức thánh Trần...
Xét về hiệu quả tác động, hầu đồng có sức cuốn hút mãnh liệt đối với một bộ phận không nhỏ cư dân, đặc biệt là phụ nữ. Tôi đã từng dự những cuộc hầu đồng hồn nhiên, đích thực của những nông dân nghèo. Áo mũ, trang phục riêng cho từng giá đồng gần như không có, đến cả tiền lộc phát cho người xung quanh cũng không. Song chẳng ai dám bảo đó không phải là hầu đồng. Khi ấy, người ta như thoát xác, quên hết thực tại và bắt đầu tiếp cận được những bồng bềnh ảo ảnh thực hư, ẩn chứa trong tâm hồn và tư duy con người...
Tuy nhiên theo khảo sát của giới nghiên cứu, hầu hết những người ra hầu đồng ngày nay đều có chút biểu hiện lệch lạc về tâm sinh lý, họ lập điện mở phủ, hầu thánh với mục đích chữa bệnh. Đó là một cách giải tỏa tâm lý và là cách để họ tái hòa nhập cộng đồng. Họ thăng hoa nhảy múa trong môi trường tâm linh, trong niềm tin mình được “tiếp xúc” với thần thánh, trong sự quyện hòa của âm nhạc, vũ đạo và sự hô ứng của các con nhang đệ tử. Nó như một thứ “vật lý trị liệu” để giải thoát con người khỏi những áp lực của cuộc sống hiện đại. Một sự giải thoát không phải xa rời cuộc sống mà giúp con người đối diện với chính mình, hướng họ tới cảnh giới cao nhất của cái thiện. Đó là sự tích hợp những giá trị văn hóa dân gian có tự lâu đời, âm nhạc, kiến trúc, văn học, trang phục, vũ đạo. Về âm nhạc, hầu đồng mang một loại hình âm nhạc đặc biệt, chầu văn, được coi là một cuộc “hội nhập của thi ca, âm nhạc, vũ đạo và hội họa mang đậm phong cách thuần Việt”, với những câu hát đẹp được lưu giữ từ xa xưa.
Tuy nhiên, đến nay giá trị của hầu đồng vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, liệu trình UNESCO có trở ngại?
Nhằm tôn vinh giá trị của hầu đồng, vừa qua Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội đền Lảnh Giang. Các buổi diễn xướng hầu đồng đã được tổ chức trong ba đêm liền, mỗi đêm tới gần 2 giờ sáng và luôn chật ních người xem. “Hầu đồng vốn là hình thức diễn xướng truyền thống của dân gian, không có những cuộc liên hoan, dân gian vẫn tự phát tổ chức. Vậy nên, chúng tôi chủ động tổ chức, vừa để hạn chế những biến tướng tiêu cực, vừa để tôn vinh một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của dân tộc”- ông Phạm Tư Lành, Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên (Hà Nam).
"Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16. Nhưng hiện tượng nhập đồng có từ thời nguyên thủy, có thể gọi là một thứ tôn giáo sơ khai. Hầu đồng còn có tên gọi khác là lên đồng, hầu bóng, thuật ngữ quốc tế là shamal. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ" - GS Ngô Đức Thịnh.
Ngay bản thân các nhà quản lý của chúng ta cũng hiểu mập mờ về hầu đồng. Những năm 60-80 của thế kỷ XX, đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng chưa được nhìn nhận khách quan. Hầu đồng là một nghi lễ dân gian không thể tách rời của đạo Mẫu, có gốc rễ từ trong đời sống của nhân dân. Chúng ta cần phải thừa nhận hầu đồng, để quản lý nó như một di sản, định hướng đi đúng và ngăn chặn những biến tướng xa lạ với con người, phản văn hóa. Chúng ta cũng cần giáo dục cho người dân hiểu thấu đáo về những giá trị văn hóa và ý nghĩa tâm linh của hầu đồng. Khi họ hiểu thấu đáo cội nguồn của nghi lễ, họ sẽ có niềm tin và những ứng xử văn hóa hơn, góp phần bảo tồn những giá trị của hầu đồng đúng nghĩa với một di sản của ông cha.
Từ năm 1990 đến nay, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đồng thời có 4 cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế đã được tổ chức tại Hà Nội, Nam Định và Tiền Giang. Đạo Mẫu và hầu đồng cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tóm lại, sự đồng thuận trong giới nghiên cứu về giá trị của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này rất cao. Tuy nhiên, ý tưởng là một chuyện. Làm hồ sơ trình UNESCO là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vẫn bị coi là loại hình nghệ thuật nhạy cảm
Theo GS, làm thế nào để nghi lễ này trở về đúng nghĩa của nó?
Không có một thứ tôn giáo tín ngưỡng nào dạy con người làm điều xấu cả. Chỉ có người ta lợi dụng nó để làm việc sai trái. Vì thế, không nên “đổ tội” cho nghi lễ hầu đồng. Nếu không có sự biến tướng, lợi dụng hình thức này để tuyên truyền mê tín dị đoan thì bạn có thể thấy, các hình thức hầu đồng chỉ như một cuộc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Bây giờ không chỉ riêng có hầu đồng đâu, mà còn nhiều thứ tôn giáo, tín ngưỡng đã bị lợi dụng. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó là vấn đề con người và thái độ. Nếu hầu đồng được công nhận là di sản cũng là việc làm tốt, dựa vào đó để xây dựng một hành lang pháp lý, bài trừ tiêu cực, hướng dẫn tích cực để phát triển theo hướng tốt đẹp.
Nếu xây dựng hồ sơ hầu đồng, theo ông khoảng bao nhiêu phần trăm cơ hội được công nhận là di sản văn hóa?
Tôi nghĩ hầu đồng có nhiều cơ hội hơn các di sản phi vật thể khác của Việt Nam. Theo như những gì tôi biết, nhiều học giả trên thế giới thích hầu đồng của chúng ta. Đã từng có cuộc hội thảo quốc tế về đạo Mẫu và hầu đồng năm 2001 tại Hà Nội. Vào năm 1996, bên lề hội thảo quốc tế, một cuộc hầu đồng đã được tổ chức tại phủ Tây Hồ. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, sau khi chứng kiến nghi lễ hầu đồng đã phải thốt lên rằng: “Tôi sẽ nhớ mãi cái đêm huy hoàng này!”. Thế nhưng cho tới nay, dù hầu đồng đã được nhìn nhận lại, nhưng nó vẫn là loại hình nghệ thuật nhạy cảm. Do vậy, tốt hơn là vẫn phải nghiên cứu làm sáng rõ hơn những giá trị của hầu đồng, tạo nên sự đồng thuận xã hội, trước khi tôn vinh nó ở phạm vi quốc tế.
Báo Nông nghiệp VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét